Thursday, April 20, 2017

Sắc lệnh của Tổng Thống VNCH, Quân Nhân Hy Sinh vì Công Vụ và những người có Bảo Quốc Huân Chương khi chết sẽ được Phủ Quốc Kỳ VNCH. Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn / Đệ Ngủ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương


Chúc thư Cá nhân và Lòng tri ân ca Tp th.
 
Trong Tết Mu thân, nhiu Quân Dân Cán Chính ti Huế b vit cng sát hi, tt c các quan tài ca nhng người xu s ny đu được chính quyn đa phương ph lá quc kỳ VNCH. Nhng công dân VNCH ny, trong đó có nhng thường dân, không hy sinh ngoài trn tuyến, mà hy sinh trên mãnh đt ca quê hương mình. (gi ý ca nhà báo Huỳnh Lương Thin)
Chuyn ch Hnh Nhơn ra đi, cũng vy, dù đã 42 năm "chinh chiến tàn", nhưng đi đa s người Vit trong và ngoài nước đu ghi nhn được lý tưởng và tâm huyết ca ch vn sáng ngi tính nhân bn và tính thy chung ca mt chiến sĩ Quân lc VNCH qua vic làm gian nan nhưng đy ý nghĩa ca ch cho đến hơi th cui cùng...
Việc làm đó, không những xoa dịu vết thương cho các TPB và cô nhi quả phụ, mà còn mang ý nghĩa làm Rạng danh Chính nghĩa Quốc gia mà biểu tượng là lá cờ vàng ba sọc đỏ thân yêu.
Qua đó, thân xác của chị Hạnh Nhơn RẤT XỨNG ĐÁNG được tập thể người Việt quốc gia phủ lá Quốc kỳ VNCH. 
 Và tp th người Vit t nn hi ngoi (đng hương & đng đi) đang đng trước s chn la khó khăn gia Chúc thư và Lòng tri ân ca tp th.
Chúng tôi nêu lên thin ý đ mong các anh ch con ca ch Hnh Nhơn suy xét li.
  Thưa ch Hnh Nhơn kính yêu,
Em tin rng, vi bn tính nhân t đc đ, ch s h x cho em v ý nghĩ đi ngược vi chúc thư ca ch như trên,
Sinh thời, chị như thể vị Bồ Tát sống, dù vậy, em cũng xin cầu nguyện mười phương chư Phật sớm tiếp dẫn hương linh của chị về Phương Tây cực lạc Thế giới.
 
Thân kính,
KQ Võ Ý

Kính Quý Huynh-Đ,
Qua đ-ngh ca NT Võ-Ý, rt có tình, có lý, ch HNH-NHƠRẤT XỨNG ĐÁNG được tập thể người Việt quốc gia phủ lá Quốc kỳ VNCH. 
Chúng ta đã biết tánh chị rất giản dị và khiêm nhường, di chúc không phủ cờ của chị cũng do tánh khiêm cung của chị, tập thể KQ chúng ta ủng hộ Ý-KIẾN của NT Võ-Ý, thuyết phục tang gia để chúng ta được long trọng làm Lễ phủ cờ, để Vinh Danh những việc chị đã làm, để tỏ lòng biết ơn những đóng góp của chị, chị đã hy sinh vì mọi người cho đến hơi thở cuối cùng.
Rất mong quý Huynh-Đệ lên tiếng ủng hộ ý-kiến trên.
 
Trân trọng thân kính chào quý Huynh-Đệ,
KQ Lê-văn-Sùng-PĐ116

Tôi hoàn toàn đng ý vi đ ngh ca Bn Võ-Ý.
Nguyn -Cu Dupont
AI XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC PHỦ QUỐC KỲ VNCH TẠI HẢI NGỌAI
.......Chính vì thế, nếu với quan niệm việc phủ Quốc Kỳ chỉ dành cho các quân nhận QLVNCH tử trận, thì chúng tôi e rằng việc nầy rất khó xảy ra trong tình trạng chúng ta sinh sống tại hải ngọai hiện nay.Và từ đó, việc phủ quốc kỳ VNCH sẽ bị chấm dứt và lá quốc kỳ VNCH mãi sẽ không còn nhìn thấy trong các tang lễ của người Việt tỵ nạn.....
* Của Nguyễn Vạn Bình, nguyên Luật Sư tòa Thượng Thẩm Sàigòn đóng góp dưới đây để tường và cho rộng đường du luận.
Bài viết nầy chúng tôi hy vọng với những sự kiện đã xảy ra cũng như qua sự tham khảo về nghi lễ phủ quốc kỳ của Hoa Kỳ , của VNCH trước đây và hoàn cảnh hiện nay của cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản, mọi người sẽ có một cái nhìn đứng đắn và sáng suốt hơn về việc phủ quốc kỳ VNCH trên quan tài của người quá cố.
Như tất cả mọi người đều biết, quốc kỳ là một biểu tượng cao quí của quốc gia và dân tộc. Dân tộc của mỗi quốc gia bao gồm mọi giới Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh. Việc bảo vệ và xây dựng quốc gia không đơn thuần trông cậy vào một thành phần nào trong xã hội mà phải trông cậy vào tòan thể mọi giới, mọi người dân. Vì thế, việc phủ quốc kỳ trên quan tài của người quá cố là một hành động để ghi công về những việc làm ,những đóng góp của người quá cố đối với quốc gia.
Theo nghi lễ của Hoa Kỳ, việc phủ quốc kỳ trên quan tài là một hành vi danh dự được dành cho các quân nhân tử trận, hy sinh vì công vụ, cho các cựu quân nhân, các nhà ái quốc và cho các viên chức cao cấp tại cấp tiểu bang và liên bang của Hoa Kỳ.
Điều đó cho chúng ta thấy rõ, việc phủ quốc kỳ Hoa Kỳ không phải là việc làm đơn thuần dành riêng cho các quân nhân tử trận hoăc hy sinh vì công vụ. Đại tướng Mc Arthur dù một cựu quân nhân, không hy sinh tại mặt trận, nhưng khi ông qua đời đã được hưởng nghi thức phủ cờ để ghi ơn những chiến công hiển hách của ông trong thời đệ nhị thế chiến chống Nhật và trận chiến Triều Tiên chống lại Cộng sản Bắc Hàn và Trung Cộng. Các vị tổng thống , nghị sĩ, dân biểu tên tuổi của Hoa Kỳ, dù không là quân nhân, nhưng trong tang lễ của các vị nầy đều có nghi thức phủ cờ. Tiến sĩ Luther King, nhà tranh đấu cho quyền lợi người Da Đen , dù không là quân nhân, nhưng lúc qua đời, quan tài của ông đã được làm lễ phủ quốc kỳ một cách trang trọng.
Tại miền Nam VN trước đây trong cuộc chiến tranh khốc liệt với quân Cộng Sản Bắc Việt, nhiều quân nhân đã hy sinh. Hình ảnh phủ cờ cho các quân nhận tử trận tại các nghĩa trang quân đội đã là hình ảnh quá quen thuộc đối với mọi người dân.

Chính vì thế, nhiều người đã lầm tưởng rằng, việc phủ quốc kỳ VNCH chỉ dành riêng cho các quân nhân tử trận. Thật ra, chính phủ VNCH không có quyết định hạn hẹp như thế. Nhiều cựu quân nhận hay nhiều viên chức hành chánh cũng đã được hưởng lễ phủ cờ .Đặc biệt, trong biến cố Tết Mậu Thân năm 1968, Cộng Sản Bắc Việt đã dã man giết và chôn tập thể gần 5000 người dân vô tội tại cố đô Huế. Sau khi tìm ra được thi hài các nạn nhận, chính tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho phủ quốc kỳ VNCH trên tất cả các quan tài của các nạn nhân không phân biệt quân, dân, cán, chính, đàn ông, đàn bà hay trẻ em.Việc làm nầy chính là hành động để xác định căn cước hàng ngàn nạn nhận là công dân của chế độ VNCH, đồng thời cũng nói lên hành vi dã man của chế độ bạo tàn Cộng Sản Hà Nội.
Sau ngày quốc hận 30-4-1975, hàng triệu người Việt Quốc Gia đã liều mình bỏ nước ra đi tỵ nạn cộng sản để tìm đời sống tự do tại nhiều quốc gia trên thế giới. Cộng đồng người Việt hiện nay tại hải ngọai đã lên đến gần 3 triệu người.
Trong hòan cảnh sống tỵ nạn hiện nay của người Việt Quốc Gia, quê hương yêu dấu của chúng ta đã bị bọn CSVN, tay sai của Trung Cộng cưỡng chiếm, chúng ta đã không còn chính phủ để điều hành, không còn quốc hội để làm luật và không còn một cơ cấu tư pháp để phân xử ai.
Nhưng chúng ta chỉ còn lại hai biểu tượng thiêng liêng là Quốc Kỳ VNCH và bài Tiếng Gọi Công Dân làm Quốc Ca cùng một tấm lòng yêu quê hương tha thiết và một ý chí kiên trì đấu tranh cho một nước Việt Nam được vẹn toàn lãnh thổ, tòan dân được hạnh phúc, ấm no dưới một chế độ , dân chủ, tự do tôn trọng nhân quyền.
Vũ khí đấu tranh hiện nay của cộng đồng người Việt Quốc Gia tại hải ngọai, biện pháp dùng quân sự khó thực hiện. Chính vì thế, phương cách đấu tranh hữu hiệu chính là bao gồm trên mọi lãnh vực. chính trị, vận động ngọai giao, truyền thông, văn hóa, kinh tế, tôn giáo,tài chánh v.v..Mọi mũi dùi tấn công bọn độc tài CSVN đều đáng được ca ngợi và vinh danh.
Bọn CSVN ngày nay không còn sợ phương cách đấu tranh bằng quân sự do cộng đồng người Việt Quốc Gia khởi xướng, vì chúng biết việc làm nầy chúng ta không thực hiện được. Nhưng chúng lo ngại cuộc đấu tranh của người Việt Quốc Gia trên các lãnh vực chính trị, kinh tế, tài chánh ,văn hóa và truyền thông . Chúng ra sức chia rẽ mọi đòan thể, mọi đảng phái, mọi tôn giáo để làm suy yếu sức mạnh đoàn kết của tập thể người Việt Quốc Gia.Nhất là chúng tìm mọi cách để triệt hạ Quốc Kỳ VNCH cùng Quốc Ca là hai biểu tượng cao quí nhất của tập thể người Việt Quốc Gia.
Chính vì thế, nếu với quan niệm việc phủ Quốc Kỳ chỉ dành cho các quân nhận QLVNCH tử trận, thì chúng tôi e rằng việc nầy rất khó xảy ra trong tình trạng chúng ta sinh sống tại hải ngọai hiện nay.Và từ đó, việc phủ quốc kỳ VNCH sẽ bị chấm dứt và lá quốc kỳ VNCH mãi sẽ không còn nhìn thấy trong các tang lễ của người Việt tỵ nạn.
Chúng tôi tin rằng, hàng triệu quân nhân QLVNCH yêu nước và sáng suốt phải nhận thức rằng, trong cuộc đấu tranh chống Cộng Sản Bắc Việt, quân đội không là lực lượng đấu tranh duy nhất của miền Nam VN. Các quân nhận QLVNCH cần có một hậu phương yểm trợ vững mạnh do nhiều người đóng góp. Con em của các quân nhân cần có trường sở, thầy giáo dạy dỗ. Cha mẹ, vợ con của các quân nhân cần được sống trong một xã hội an bình với một nền kinh tế vững mạnh do những viên chức hành chánh tài năng quản trị v.v.
Chính vì thế, trong gần 39 năm sống lưu vong tỵ nạn cộng sản, việc duy trì hai biểu tưởng Quốc Kỳ VNCH và Quốc Ca là việc làm cần thiết nếu không muốn nói là để tránh bị tiêu diệt .
Cuộc đấu tranh của tập thể người Việt Quốc Gia cho một cộng đồng VN vững mạnh và cho quê hương VN được tự do, dân chủ là công việc chung cho mọi người .
Chúng ta phải bỏ đi mọi ý nghĩ tỵ hiềm cá nhân nông nổi, quan niệm chật hẹp lỗi thời làm nãn chí mọi người Việt QG và nhất là giới trẻ yêu nước muốn dấn thân đấu tranh
Chúng tôi vững tin sự hy sinh của anh Trần Văn Bá từ Pháp về nước đấu tranh với cộng sản. Việc cả đời đấu tranh cho đất nước của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy là những việc làm yêu nước đáng ngưỡng mộ và quan tài của họ đáng được hưởng lễ phủ quốc kỳ VNCH.
Việc chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng, tư lệnh binh chủng Nhảy Dù, đại tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng QLVNCH khi từ trần đã không có lễ phủ cờ là do ý tưởng trách nhiệm đối với đất nước của hai vị tướng nầy nghĩ rằng họ đã không làm tròn được phận sự giữ được miển Nam VN.
Do đó, trừ đi ý nguyện của người quá cố , trừ những người phản bội lại chính nghĩa Quốc Gia, can tâm làm tay sai của tập đòan lãnh đạo CSVN, những kẻ chủ trương hòa hợp với CSVN thiết nghĩ việc phủ quốc kỳ VNCH cho các quân, dân, cán chính, những thanh niên trẻ yêu nước đấu tranh cho cộng đồng, cho quê hương là một việc đáng làm và để chống lại âm mưu của bọn Cộng Sản Bắc Việt nhằm tiêu diệt quốc kỳ VNCH thân yêu của chúng ta vậy./.

Nguyễn Vạn Bình


 Cựu Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Trân, tác giả bài thơ “Khi tôi chết cờ vàng xin đừng phủ”. 
(Hình: Nguyễn Ngọc Trân cung cấp) Ðỗ Dzũng/Người Việt
SHAKOPEE, Minnesota (NV) - Té ra, bài thơ “Khi tôi chết cờ vàng xin đừng phủ” mà bấy lâu nay nhiều người tưởng là của cố Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng, nguyên tư lệnh Sư Ðoàn Nhảy Dù QLVNCH, lại do một tác giả khác sáng tác. Đó là cựu Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Trân, hiện cư ngụ tại thành phố Shakopee, Minnesota.
Sau khi nhật báo Người Việt đăng bài “Tại sao Tướng Lê Quang Lưỡng dặn: ‘Tôi chết đừng phủ cờ vàng?’” của tác giả Vũ Ánh, trong số báo ra ngày Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, tòa soạn nhận được email của tác giả bài thơ cho biết về sự nhầm lẫn này.
Cũng như nhiều người khác, nhà báo Vũ Ánh tưởng Tướng Lê Quang Lưỡng là tác giả bài thơ, bởi vì “chúc thư của vị tướng và lời lẽ trong bài thơ giống nhau quá, và khắp nơi trên diễn đàn Internet ai cũng tưởng như vậy”.
Khi tiếp xúc với tác giả Nguyễn Ngọc Trân, ông cho biết sở dĩ ông sáng tác bài thơ này là vì muốn bảo vệ sự thiêng liêng của lá cờ VNCH.

Ông chia sẻ nguồn gốc sáng tác bài thơ này như sau: “Sở dĩ có bài thơ MTCCVXÐP là cũng vì đọc báo và xem tin tức thấy vào khoảng thời gian trên (lúc bài thơ sắp ra đời) thấy có nhiều vị cựu quân nhân lớn tuổi có lẽ họ không để lại di chúc hoặc dặn người nhà cho nên khi họ mất nhiều hội đoàn cựu chiến sĩ đã nghĩ ra cách phủ cờ cho họ do đó tôi không muốn làm mất sự thiêng liêng của lá cờ và tủi lòng những chiến hữu thực sự năm xuống hoặc sống lây lất bên nhà nên tôi mới cảm hứng làm bài thơ trên.” Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ.
Xác thân này đâu chết cho quê hương?
Súng gươm xưa đã bỏ lại chiến trường!
Thân chiến bại nhục nhằn nơi đất khách!

Hơn nửa đời đã tan rồi khí phách.
Nhớ bạn bè nằm xuống nghĩ mà đau!
Không quan tài cờ phủ giữa chiến hào,
Máu thịt đã thấm vào lòng đất mẹ.

Bao năm trời bao nhiêu người trai trẻ,
Chết không cần cờ phủ vẫn uy nghi.
Khi nằm xuống bạn nào đã lo chi?
Chỉ ước muốn thân này dâng đất nước,

Ta giờ đây đã tàn bao mơ ước!
Chuyện ngày xưa chỉ còn thấy trong mơ.
Ngày về quê càng lúc cứ xa mờ,
Thời gian vẫn lạnh lùng theo năm tháng.

Tuổi càng cao lòng càng nghe mặn đắng!
Xót thân này khi chết bỏ lại đây!
Nơi xứ người bạn hữu chẳng còn ai?
Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ.

“Bài thơ tôi chỉ làm trong một phút tình cờ khi thấy những hình ảnh phủ cờ tùm lum làm mất giá trị thiêng liêng của lá cờ,” ông cho biết tiếp qua email. “Tôi chỉ làm thơ tài tử thôi.”

Về chuyện Tướng Lưỡng và bài thơ, tác giả Ngọc Trân cho biết: “Tôi thật tình không biết Tướng Lê Quang Lưỡng đã mất năm 2005. Mãi sau này, Tháng Mười Một, 2011, tôi mới làm bài thơ này, tôi chỉ phổ biến trong nhóm Biệt Ðộng Quân, forum Nguyễn Trãi 61-68 và đặc san Biển Khơi của hội Hải Quân OCS mà tôi có mấy người bạn phục vụ. Sau đó thì không biết vì lý do gì bài thơ trên lại được đăng trên net trong bài lời trăn trối của Tướng Lưỡng và đề tên Tướng Lưỡng là tác giả làm bạn tôi anh Trần Ðức Tâm đã điện thoại cho tôi và hỏi tôi lúc đó tôi mới biết Tướng Lưỡng đã mất năm 2005.”
“Sau đó tôi có một người bạn có quen với gia đình Tướng Lưỡng và có xác nhận bài thơ đó không phải của Tướng Lưỡng làm, có thể vì một sự tình cờ giữa lời trăn trối của ông trùng hợp với bài thơ của tôi cho nên người viết đã để tên tác giả là ông,” cựu Thiếu Úy Biệt Ðộng Quân Nguyễn Ngọc Trân viết tiếp trong email.
Theo tác giả cho biết, trước năm 1975, ông là học sinh trường trung học Nguyễn Trãi, Quận 4, Sài Gòn, niên khóa 61-68. Ðầu năm 1970, ông được lệnh gọi nhập ngũ vào khóa 4/70 trường bộ binh Thủ Ðức.
Cuối năm 1970 ông ra trường, về phục vụ tại Tiểu Ðoàn 31 BÐQ thuộc Liên Ðoàn 3 BÐQ. Cuối năm 1972, ông được thuyên chuyển về phục vụ tại Tiểu Ðoàn 36 BÐQ, cũng thuộc Liên Ðoàn 3, sau đổi thành Liên Ðoàn 31 BÐQ cho đến ngày 30 Tháng Tư, 1975.
Tác giả bị đi “cải tạo” cho đến Tháng Sáu, 1979, vượt biên Tháng Bảy cùng năm, được tàu Ý vớt, và đến Tháng Tám, 1980, định cư tại Minnesota cho đến bây giờ.
Với tinh thần “đừng” qua bài thơ “Khi tôi chết cờ vàng xin đừng phủ,” tác giả Ngọc Trân cảm hứng làm bài thơ sau đây, sau khi đọc bài “Khi tôi chết hãy mang tôi ra biển” của thi sĩ Du Tử Lê.
Bài thơ “Mai tôi chết đừng mang tôi ra biển” của tác giả Ngọc Trân như sau:
Mai tôi chết hãy mang tôi hỏa táng.
Nắm tro tàn xin rải khắp quê hương,
Nơi hành quân xưa trên khắp núi rừng.
Ðể được gặp bạn bè tôi nằm đó,
Ðể thấy lại Kon Tum trong khói lửa
Hay Quảng Trị xưa anh dũng kiêu hùng
Rải tro tôi trên thị trấn Bình Long
Nơi đồi gió bao lính dù nằm xuống.

Mai tôi chết đừng mang tôi ra biển
Sóng dập vùi thân xác biết về đâu?
Tro bụi tôi xin rải tận tuyến đầu.
Ðể nhìn lũ Cộng quân đang bán nước,
Thác Bản Giốc Ải Nam Quan ngày trước,
Bây giờ đây đã dâng hết cho Tàu
Tro tàn tôi xin rải tận Cà Mau.
Hay Phù Cát Bồng Sơn cùng Cửa Việt.

Mai tôi chết đừng mang tôi ra biển,
Mang tro tôi về Bình Giả Phước Long,
Nhớ năm xưa cùng chiến hữu một lòng,
Vung thép súng giữ lời thề ngày trước.
Mai tôi chết xin được như mơ ước,
Ðể tro tàn tôi bay khắp không gian.
Quê hương ơi! Tôi xin được một lần,
Nắm tro bụi thấm vào lòng đất mẹ.

 

No comments:

Post a Comment