Đã 5 giờ chiều, chúng tôi ghé vào tiệm ăn trước khi vô Huế. Trên đường về, lòng tôi thanh thản, vui sướng vì ước nguyện tôi đã thực hiện,
Sau 13 giờ trên không trung, máy bay đáp xuống phi trường Đài Loan. Hành khách về Việt Nam phải đợi tại phòng khách gần 2 giờ để sau đó lên chiếc máy bay Airbus 321 của hảng hàng không quốc doanh Việt Nam và rời phi đạo vào lúc 8 giờ sáng (giờ Đài Loan).
Ngồi trên máy bay quốc doanh Việt Nam, lòng tôi phập phòng, chẳng chút an tâm, nhưng không còn cách lựa chọn nào khác nên đàng phó thác cho trời đất. Đang vẩn vơ suy nghĩ mông lung, chợt có lệnh cho biết phi cơ chuẩn bị đáp xuống phi trường Nội Bài Hà Nội. Khi chiếc phi cơ dừng lại, hành khách thở phào, những ưu tư trên đường bay không còn ám ảnh trong tâm trí.
Tôi thuê xe taxi với giá 10 đô la từ phi trường về khách sạn ở phố cổ. Tôi ở lại đây 2 ngày, và sau đó mua vé đi “tour” thăm vùng đất, nơi mà cách đây 36 năm, vào lứa tuổi đôi mươi, trước sự xâm lăng của cộng sản, xếp bút nghiên, khoác chinh y, tôi cùng các đồng đội cầm súng để bảo vệ miền Nam thân yêu. Lần đầu tiên không có kinh nghiệm, tôi cứ nghĩ rằng đi “tour” với một chiếc xe đại khái như xe bus ở đây, nhưng người hướng dẫn đã đưa tôi tới một chiếc xe đò từ Hà Nội vô Đông Hà. Trên xe cũng có mấy người khách ngoại quốc, tôi thầm nghĩ là Tây ba lô. Xe đò chật chội, ngột ngạt, nên chuyến đi thật mệt mỏi. Tài xế giăng võng ngủ cả trên xe. Rời Hà Nội lúc 7 giờ tối và đến Đông Hà 6 giớ sáng ngày hôm sau. Đi vào ban đêm, tôi không ngắm được hết cảnh vật suốt lộ trình, cơn mệt ru tôi ngũ đến khi người phụ tài đánh thức tại bến.
Người hướng dẫn du lịch đợi trước cửa xe, anh ta đưa tôi vào một nhà hàng để dùng điểm tâm và thưởng thức cà phê
- Tôi tên Cường, phụ trách tuyến du lịch ở Đông Hà, khoảng 8 giờ mới có xe đến rước.
Thị xã Đông Hà so với thời gian 36 năm về trước có nhiều thay đổi. Nhớ lại khi ra trường tôi được thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên, bổ sung ra hành quân tạm trú ở tiền trạm trong căn cứ Đông Hà, ngày hôm sau theo xe tiếp tế đến Cùa. Từ sân bay Mai Lộc, trực thăng chở tới các bộ chỉ huy Tiểu đoàn bảo vệ căn cứ hỏa lực như Holcom, Sarge hoặc đỉnh Bá Hô. Trong cuộc chiến bảo vệ tự do, thị xã Đông Hà gần vùng phi quân sự về hướng Bắc, và là điểm tiếp liệu vận chuyển đến Cam Lộ, Mai Lộc hoặc xa hơn nữa là Khe Sanh. Thị xã có 2 khu phố buôn bán sầm uất, được gọi là thành phố của lính vì có sự hiện diện các đơn tổng trừ bị như Dù, TQLC hoặc địa phương như Sư đoàn 1, Sư đoàn 3, Thiết giáp… Sau ngày cưỡng chiếm miền Nam 1975 đến nay, đã 32 năm qua, hai khu phố trở thành những khách sạn, nhà hàng, buôn bán phục vụ du khách, chủ nhân toàn là cán bộ, quan chức của nhà nước Xã hội Chủ nghĩa, chỉ rất ít người dân cố cựu còn ở thị xã thôi.
QL9 Đông Hà.
Sau một giờ ngồi chờ ở nhà hàng, tôi bước lên một chiếc xe du lịch loại 25 chỗ ngồi trông rất khang trang. Trên xe hầu như hoàn toàn người ngoại quốc, đa số là những cựu chiến binh Mỹ đã từng chiến đấu ở Ðông Hà và Khe Sanh trước 1973. Ðây là tour đi thăm viếng Gio Linh vùng DMZ (Vùng Phi quân sự trước năm 1973), và cầu Hiền Lương, rồi trở về quốc lộ 9, Khe Sanh, chỉ có tôi là người du khách Việt Nam độc nhất trong cuộc hành trình này.
Khi xe vừa lăn bánh trên cầu Ðông Hà, lòng tôi dâng lên một niềm xúc động mãnh liệt, tại đầu cầu này vào đầu tháng Tư của 35 năm trước, một Trung đội của Tiểu Ðoàn 3 TQLC đã dùng hoả tiển M.72 bắn chận không cho chiến xa T.54 vượt qua cầu và Tiểu Ðoàn 3 đã giữ vững Thị xã trong tầm đại pháo 130 mà cộng sản bố trí ở bờ Bắc sông Bến Hải.
Thị Xã Đông Hà.
Tới cầu Hiền Lương xe quay lại trên quốc lộ 9, người dân sống dọc theo đường hầu như toàn là người vùng cao. Dân sống rất cơ cực, nghèo đói. Khi xe dừng tại điểm nghỉ chân, một số trẻ em tuổi độ 6 tới 12 chạy tới xin tiền. Tôi hỏi một số người dân bán hàng rong, họ cho biết
- Chúng tôi sống vào các cây cà phê, nhưng làm sao đủ nên phải buôn bán thêm cho những khách du lịch đi thăm viếng, Cuộc sống chúng tôi rất khổ cực, thiếu thốn.
Một người khác hỏi tôi:
- Ồ! Ông là người Việt Nam, sao ông cũng đi tham quan à!
Tôi trả lời:
- Tôi đi tìm lại hình ảnh bạn bè ngày xưa của tôi.
Tôi tự nhủ chắc hiếm người Việt Nam từ hải ngoại về đi tour trên lộ trình này.
Những người bán hàng nói tiếng Mỹ rất giỏi, một lẽ đơn giản là khách đi tour là khách ngoại quốc và cựu chiến binh quân đội đồng minh trong cuộc chiến chống cộng sản.
Cầu Hiền Lương.
Khi xe tới Khe Sanh, khách du lịch được đưa vào thăm căn cứ do họ tạo dựng. Thật ra khi tốt nghiệp mãn khóa tôi không có tham dự ở chiến trường này nên tôi chẳng có khái niệm hoặc hình ảnh nào về vùng đất ở đây. Họ đã xây một bảo tàng viện về chiến trường Khe Sanh, cho tu bổ lại những lô cốt, vài khẩu pháo 105 và 155, một chiếc trực thăng UH1 và một chiếc chinook H.46. Sau gần hai giờ quanh quẩn, xe chở tới nhà hàng cách thung lũng Khe Sanh nửa giờ lái xe để dùng bữa ăn trưa mà du khách phải trả tiền. Sau đó xe quay trở ngược về Huế.
Xe rời quốc lộ 9 xuôi về Nam trên quốc lộ 1, niềm xúc động dâng lên trong lòng tôi, những hình ảnh trước kia từ từ hiện ra trước mặt tôi.
- Căn cứ Ái Tử, thấp thoáng dãy đồi phía xa là căn cứ Phượng Hoàng (Pedro), nơi mà Tiểu Ðoàn 6 Thần Ưng TQLC đã đánh một trận oanh liệt, cũng là nơi Thiếu tá Ðoàn Đức Nghi, Tiểu đoàn phó Tiểu Ðoàn 1 cùng một số Mũ xanh của hai tiểu đoàn 1 và 6 đã hy sinh.
- Dòng sông Thạch Hãn nơi trao trả tù binh năm 1973, tôi có tham dự cùng với Ðại Bàng Phu Nhân (189) Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8 TQLC.
Sông Thạch Hãn.
- Ðại lộ kinh hoàng, nơi mà cộng quân đã nã pháo và bắn vào những người dân vô tội chạy tản cư. Thêm một tội ác ghê tởm của cộng sản sau vụ giết người tập thể vào Tết Mậu Thân 1968.
- Cầu Mỹ Chánh năm 1972, thời gian đó tôi ở Tiểu đoàn 2 mà Tiểu đoàn trưởng là Ðại Bàng Nguyễn xuân Phúc Robert lửa. và Tiểu đoàn 2 đã phá sập cầu khi đơn vị cuối cùng về bờ Nam. Kể từ lúc đó đây là tuyến phòng thủ cuối cùng.
Trời sập tối, tôi thấy lờ mờ nhà cửa xây dọc hai bên đường. Dòng sông Mỹ Chánh vẫn trôi lờ lửng như năm nào, nhưng có ai biết chính dòng sông này 35 năm vể trước, Ðại Bàng Cao Bằng Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 369 TQLC đã khẳng khái nói với người cố vấn Hoa Kỳ là chúng tôi không lui đi đâu nữa, và ông thề rằng không có một Cộng quân nào vượt qua được dòng sông này. Lời thề đó đã được minh chứng khi hai sư đoản tổng trừ bị Nhảy Dù và TQLC qua sông tiến về Quảng Trị và cuối cùng Sư đoàn TQLC đã cắm ngọn cờ vàng ba sọc đỏ trên cổ thành Ðinh Công Tráng ngày 15 tháng 9 năm 1972.
Cầu Mỹ Chánh.
Trong khi đang hồi tưởng lại những chiến tích xưa, xe đã tới Huế mà tôi không biết. Xe qua cầu Trường Tiền đến khách sạn 3 sao do bộ đội kinh doanh. Khách sạn trông có vẻ tươm tất, sau khi nhận phòng, tôi có nhờ cô tiếp tân mướn dùm chiếc xe du lịch, tôi dự tính ngày mai sẽ thật sự đi thăm những nơi mà trước đây 35 năm, tôi đã chiến đấu bên các đồng đội, để bảo vệ mảnh đất miền Trung khô cằn nghèo khó này.
Tôi thăm thành phố Huế về đêm, dòng sông khang trang, khách sạn và nhà hàng rất nhiều, mục đích cho khách du lịch. Có những con đò dành cho du khách trên dòng sông Hương để thưởng thức ca trù Huế, hò mái nhì.. trong khung cảnh trăng thanh gió mát. Những con đò ngày xưa không còn nữa, chánh quyền làm đẹp bộ mặt của thành phố, nhưng thay vào đó những tệ nạn đầy trên đường phố, từ cầu Gia Hội tới chợ Ðông Ba, cầu Trường Tiền. Ba mươi hai năm không còn chiến tranh, người Cộng Sản vẫn chưa tạo được cuộc sống cơm no, áo ấm cho người dân, những tệ trạng càng tăng làm tôi có cảm tưởng thành phố Huế hiện nay cuộc sống xô bồ, không còn cái vẻ cổ kính thơ mộng, đáng yêu như trước.
Cầu Quảng Trị qua sông Thạch Hãn.
Vì quá mệt mỏi sau khi đi tour vùng DMZ trở về, và thăm một vòng thành phố Huế, tôi trở về khách sạn lúc 11 giờ đêm. Tôi ngủ vùi đến khi có điện thoại.
- A lô! Ông Tiến phải không? Chào Ông. Có xe đang chờ Ông.
Tôi nhìn ngay vào đồng hồ, chiều hôm qua tôi đã hẹn xe đến đón vào lúc 8 giờ sáng. Vậy là trễ gần ba mươi phút. Tôi gọi cô tiếp tân nhờ chuyển lời xin lỗi, nhanh chóng thu dọn để xuống gặp người chủ xe. và cũng là người sẽ đưa tôi đi thăm chiến trường xưa.
Người chủ xe khoảng 45 tuổi cởi mở, khi nghe tôi ngỏ lời xin lổi, anh mĩm cười bảo.
- Không sao anh ạ! Cứ từ từ cũng được.
Hơi lo xa, tôi đề nghị:
- Nhờ anh đưa tôi tới quán bún bò Huế thật ngon.
Anh chở tôi đến quán bún bò huế ở cầu Gia Hội. Trước năm 1975 ở nơi này có quán nấu rất ngon, không có bảng hiệu nên anh em chúng ta chỉ gọi là quán bún bò cầu Gia Hội thôi. Có lẽ là quán này chăng? Bây giờ là khoảng 9 giờ sáng, quán chỉ có mấy cái bàn, khách ngồi gần hết, có mấy nữ du khách (Tây ba lô) đang húp nước sùm sụp. Anh tài xế giải thích:
- Ở Huế, muốn ăn bún bò buổi sáng thì nơi đây, còn về đêm tới một chổ khác rất là ngon.
Bản tính lo xa và cũng vì không am tường sinh hoạt tại các địa phương mà tôi sẽ đến, tôi nhờ anh chủ xe mua dùm mấy chai nước, mấy bịch mè xửng cùng mấy ổ bánh mì, nếu có gì bất trắc cũng không bị cái bao tử càm ràm.
Xe chạy dọc theo sông Hương rồi quẹo phải ra Quảng Trị và dừng xe khi tới khu An Hòa.
Sau hiệp định Ba Lê 1973, Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến phát động phong trào thể dục thể thao, Tiểu đoàn 8 Ó Biển của Đại Bàng Phu Nhân, là người hâm mộ môn túc cầu nên phu nhân đã thành lập đội bóng tròn để đi đá banh giao hữu với các tiểu đoàn khác trong sư đoàn. Là người đất thần kinh phu nhân cũng đưa đi tranh tài với các đội bóng của thành phố Huế.
QL1 Cao Xá, Quảng Trị.
Cách đây hơn 32 năm về trước, đội bóng Ó Biển thi tài với đội Thanh Niên An Hòa. Nhìn lại sân banh, những hình ảnh hiện lên trong ký ức tôi từ từ như một cuộn phim quay chậm, tưởng như mới ngày hôm qua, sân bóng tròn vẫn còn đó, nhưng mỗi bên góc sân là một đống rác rất to, hai khung gỗ xiêu vẹo.
- Nguyện ơi! Tương ơi! Mè ơi! Ba Gà ơi! Tài y tá ơi! Đại bàng Phu Nhân ơi! chắc vẫn còn nhớ sân đá banh này.
Xe rời An Hòa và tiếp tục đi về hướng Bắc. Xe qua cầu An Lổ, ngã ba đi Sịa, Phong Điền, cứ mỗi địa danh là lòng tôi bồi hồi, xúc động. Tôi dừng lại ở Mỹ Chánh.
Nhà cửa cất dọc theo hai bên quốc lộ 1, một vài bảng quảng cáo của công ty liên doanh xen lẫn nhiều bảng với khẩu hiệu như “Toàn dân hãy triệt để thi hành luật pháp nhà nước” nhưng người dân bảo rằng “Toàn Đảng phải thi hành luật pháp nhà nước” mới là đúng. Tôi bước xuống xe với lòng trĩu nặng những cảm xúc của năm 1972, vùng trách nhiệm của Tiểu đoàn 2 TQLC. Thời gian này tôi ở Đại đội 5 mà Trung úy Huỳnh Văn Trọn làm đại đội trưởng, lúc đơn vị đến thì chỉ còn những căn nhà bỏ trống, người dân đã di tản vô Huế khi Quảng Trị thất thủ. Đường vào chợ Mỹ Chánh là hai dãy nhà lợp lá, xen lẫn những mái nhà lợp tole mỏng, nơi này một Trung đội của Đại đội 4, Tiểu đoàn 2 TQLC bị một chiếc phản lực cơ đánh bom lầm, Trung tá Nguyễn Xuân Phúc phản ứng nhanh chóng, kịp thời hướng dẫn người phi công oanh kích vào mục tiêu bên kia bờ Bắc sông Mỹ Chánh.
Ba mươi năm trôi qua với những thay đổi, nhưng dòng sông Mỹ Chánh vẫn lặng lẽ chảy êm đềm. Ngay đây có một cái miếu thờ nhỏ, tôi thắp nén nhang cho các bạn đồng đội, các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cùng những người dân vô tội chạy nạn bị cộng quân sát hại trên vùng đất này. Bờ Nam sông Mỹ Chánh lúc đó là vùng đất tự do, nên bất cứ giá nào người dân cũng phải vượt thoát qua dòng sông này.
Một con sông tên gọi hiền hòa, thơ mộng, nhưng năm 1972 sông Mỹ Chánh đã đi vào lịch sử đôi khi có vẻ huyền thoại với một Lữ Đoàn 369 TQLC đã giữ vửng phòng tuyến mà trước mặt là hai sư đoàn Cộng Sản Bắc Việt cùng chiến xa với quyết tâm tiến vào Huế.
Sau khi tưởng niệm các vong linh, tôi dạo một vòng chợ Mỹ Chánh, nhà cửa có xây thêm và sửa sang lại, tôi cố tìm lại tuyến đóng quân của Trung đội, nhưng thật sự tôi không nhận ra, chỉ mường tượng Đại đội 5 trách nhiệm hướng Đông quốc lộ 1, còn toàn bộ tiểu đoàn phòng thủ bên hướng Tây. Hầu như ngày nào địch quân cũng pháo kích và cho bộ binh vượt sông để tràn qua, nhưng chúng đều thất bại trước những tay súng của tiểu đoàn Trâu Điên.
TD2 TQLC "Trâu Điên".
Tôi bước lên cầu Mỹ Chánh được xây lại dõi mắt nhìn bao quát, dòng sông lờ lững trôi như máu lưu thông trong huyết quản, bỗng tim chợt co thắt khi phải giả từ vùng đất mà hơn một phần ba thế kỷ, các đồng đội, chiến hữu QLVNCH và dân chúng hy sinh vì hai chữ Tự Do. Tôi thắp thêm nén hương thơm để tưởng niệm, rồi tiếp tục qua đoạn Đại lộ kinh hoàng đến Hải Lăng
Xe vào Hương lộ 602 với những hàng cây hai bên đường, nhìn cây có thể đoán được thời gian trồng dưới 15 năm. Gần tới biển Mỹ Thủy gặp Hương lộ 555, còn gọi là “Con đường buồn thiu”, con đường mà hầu hết quân nhân TQLC đền có đi qua. Nhìn dọc theo đường là ruộng lúa xanh, mùa gặt vào khoảng tháng 6, và chỉ là những gốc rạ khô khi hai Lữ đoàn TQLC tiến ra Quảng Trị, Tôi được thuyên chuyển về Tiểu đoàn 8 lúc đơn vị vượt tuyến xuất phát Mỹ Chánh, có lần cả đại đội dàn hàng ngang đánh chiếm mục tiêu cùng với chi đội thiết vận xa của Thiết đoàn 18. Bây giờ tôi lại đi trên con đường này, nó đã được tu bổ, nhưng người dân sống vẫn còn rất nghèo.
Quảng Trị.
Từ Quốc lộ 1 đi vào Mỹ Thủy mất khoảng 30 phút, xe tôi tới sát bờ biển. Phải thật sự mà nói, cảnh vật không khác gì 35 năm trước, những ngôi nhà dọc theo bãi cát vẫn như xưa, bên chái nhà người dân đặt vài cái bàn, mấy cái ghế và năm bảy chai nước. Có người cho biết trước năm 1975 hầu hết là thân cộng sản, điều này chứng minh là đúng khi chúng tôi vào cái quán, mấy trẻ con chạy đến vòi tiền, tôi cho các cháu một ít kẹo Chocolat rồi mua hai chai nước ngọt. Thật ra chúng tôi cần giải quyết vấn đề vệ sinh, sẵn dịp tôi hỏi thăm chị chủ quán
- Chào chị, chiếc xe hơi này có thể chạy đến Đê Long Quang được không? Phải bao lâu mới tới đó?
- Các anh muốn đi đê Long Quang phải đi đường khác, đường này rất khó đi.
Tôi quay nhìn anh chủ xe:
- Chút nữa anh chở tôi tới thăm đê Long Quang.
Anh chủ xe trả lời:
- Tôi chưa bao giờ đi đê Long Quang và cũng chưa hề nghe tới địa danh này.
Tôi nghĩ là anh nói đúng, chỉ có những người dân ở đây, hay là những người lính Thủy Quân Lục chiến mới biết, bởi vì 35 năm về trước, đã có bao cuộc chiến diệt chốt địch, các tiểu đội, trung đội TQLC đánh tapi, đánh xả láng không màng tổn thất để dành lại từng tấc đất đã bị địch chiếm giữ.
Chợ Đông Ba.
Cũng tại mặt trận này, anh em thưởng thức loại hỏa tiển của khối cộng sản mà bộ đội Bắc Việt đặt trên giàn và sau đó phóng tới tấp vào vị trí Thủy Quân Lục chiến. Để trả đũa, anh em nghỉ cách kéo thẳng M.72 sắp thành hàng dài trên giao thông hào, mục tiêu được nhắm vào các điểm bố trí chốt, dùng dây điện nối lại với nhau, khi chập hai đâu dây vào cực âm dương của cục pin, cả một loạt hoả tiển bay vào quân địch.
Tôi đang sống với những kỷ niệm xưa ở đê Long Quang, thì anh chủ xe nói:
- Chắc không đi được đâu anh.
Tôi hỏi:
- Sao mà lại không đi được, có xe thì đâu cũng tới được mà.
Người chủ phân trần:
- Tôi biết đi ngõ nào đâu.
Tôi nhớ ngày xưa xe GMC chở lương thực tiếp tế cũng như quân nhân bổ sung theo bờ biển đi lên. Tôi góp lời đề nghị.
- Anh thử chạy ven bờ biển rồi sẽ tới.
Anh chủ xe biện bạch:
- Trường hợp xe bị lún cát thì mệt và khó mà kéo lên được. Người dân ở chung quanh rất nghèo, không có một cái gì họ có thể giúp mình được đâu anh.
- Anh nói có lý.
Tôi đi dọc theo bờ biển tới Gia Đẳng 1 và Gia Đẳng 2. Hầu hết người dân sống bằng nghề đánh cá. Tôi nhớ tại đây có chiếc phi cơ quan sát L.19 bắn trái khói hướng dẫn phản lực oanh kích, đã bị trúng hoả tiển rơi xuống vùng này.
Cuối năm 1972, khi đại đội tôi ra nghỉ quân ở đây, tôi có chụp tấm hình kỷ niệm với anh Đức pháo binh, Nguyên, Mung và tôi cùng đứng trước chiếc máy bay này. Bây giờ là 35 năm sau, khung cảnh vẫn như xưa, người dân cho biết nó đã bị kéo đi rồi. Lòng tôi bồi hồi khó diễn tả, kỷ niệm với các bạn đồng ngũ như mới ngày hôm qua, người còn sống thì rãi rác khắp nơi, người nằm xuống mà nghĩa trang bị chánh quyền cộng sản cấm đoán thân bằng quyến thuộc thăm viếng, và họ toan tính san bằng, bán từng lô đất.
Chúng tôi ở đây hơn hai tiếng đồng hồ, dự định sẽ trở ra Quốc lộ 1 hướng về thành phố Quảng Trị, đặc biệt thăm lại Cổ Thành Đinh công Tráng, một nơi mà cách nay 35 năm, cả thế giới đều biết, Các đơn vị của Liên Đoàn 81 Biệt Cách, Nhảy Dù, TQLC đã đánh những trận tuyệt vời để cuối cùng các Tiểu đoàn TQLC làm chủ hoàn toàn Thành phố, dựng lại ngọn cờ vàng, ba sọc đỏ trên cổng thành ngày 15 tháng 9 năm 1972.
Sau khi hỏi người dân địa phương, được biết có một con đường khác đi tắt tới Thành phố Quảng Trị, và chúng tôi đã theo sự chỉ dẫn đó. Khi xe chạy được 15 phút, tôi mới nhận ra những vùng đất này mà ngày xưa tôi đã đi qua. Đây là cầu Ba Bến, dọc theo sông Vĩnh Định nhà cửa cũng nhiều. Sang kia bờ cầu là bắt đầu vào Thành phố Quảng Trị. Đã 35 năm qua Thành phố hoang tàn trong chiến tranh nay có những xóm nhà, khó nhận ra vì trong tâm tư cứ ngỡ mới hôm nào, nhưng thời gian trôi qua hơn một phần ba của thế kỷ.
Tôi đến ngay Cổ thành lúc 3 giờ chiều. Không hiểu sao đôi mắt tôi cay cay, tôi đứng lặng im trong một phút, cảm giác khó diễn tả bằng lời. Cái hào nước bọc chung quanh cổ thành vẫn còn, và bèo mọc dày đặc. Phía Bắc của cổng thành, họ đã xây cất lại để đón khách du lịch, các em học sinh, sinh viên đi thăm viếng, mục đích để tuyên truyền về một chiến thắng, trong cuộc chiến mà người cộng sản luôn chủ trương là “Tất cả những ai sống trong thị xã đều là kẻ thù, cần phải tiêu diệt hết”.
Xe được phép đi thẳng vào và đậu ở đó. Anh chủ xe vội vã mua vé, hình như 30 ngàn tiền Việt Nam. Khi tôi vào, một anh bộ đội tuổi chừng 40, đội nón tai bèo, đang ở trong cái chòi nhỏ bán vé cùng kiểm soát sự ra vào, anh chạy ra bắt tay tôi, anh này hỏi:
- Anh đi tham quan (thăm viếng) nơi đây phải không?
Tôi trả lời:
- Tôi trước kia có ở đây, nay trở lại để thăm nơi chốn cũ, và cũng để thắp những nén nhang cho bạn đồng đội của tôi và những người phía bên anh trước đây 35 năm.
Anh bộ đội cười giả lả:
- Chúng em ở đây, ngày rằm hay Tết cũng thường thắp nhang cho cả bên lính miền Nam luôn bởi vì cùng một giòng máu, da vàng, cùng một thứ tiếng mà anh, chớ không riêng gì cho bộ đội đâu.
Nghe tới đây, tôi biết anh Bộ đội đang bắt đầu lên lớp (ngôn ngữ cộng sản có nghĩa là giảng dạy) về Cách mạng. Tôi vội cắt ngang:
- Tôi thật cám ơn anh.
Để lái qua vấn đề khác, tôi vội hỏi:
- Anh có nhang để bán không?
- Chúng em có bày bán, nếu anh cần.
Trước khi khởi hành chuyến đi, tôi đã chuẩn bị đầy đủ, mua mấy bó nhang, nhưng tôi cũng mua thêm vài bó nữa để gọi là, rồi đi thẳng vào trong.
Chính quyền cộng sản cho xây nhà bảo tàng, để giới thiệu cho khách đi tham quan, phần đông là các học sinh và sinh viên. Tôi nhất định không vào, vì tránh sự bực tức khi nghe những điều trái tai, không đúng sự thật. Họ chỉ lừa bịp được các em ra đời sau năm 1975 và đã được đảng nhồi nhét chủ nghĩa Mác Lê, tình đồng chí Hoa -Việt như môi hở thì răng lạnh… suy nghĩ một chiều theo đúng đường hướng của đảng và nhà nước.
Họ có lát đường đi ngang dọc trong cổ thành, ngoài ra để cỏ mọc tự nhiên. Muốn nhìn bao quát tôi phải lên cổng thành mà họ đã xây cất lại, từ đây có thể nhìn chung quanh, tâm tư thổn thức, lệ lăn dài theo khoé mắt, vùng đất này, nơi mà các đồng đội và bạn bè của tôi đã ngã xuống để người người nối tiếp tiến lên.
- Các bạn ơi! Tôi về đây với khói hương sưởi ấm anh linh, xin hồn thiêng sông núi chứng giám, độ trì linh hồn các bạn về nơi an lành không còn thương đau.
Sau đó tôi cùng anh chủ xe đốt nhang thầm khấn rồi cắm xung quanh bờ thành, tất cả đều không còn, chỉ duy nhất một góc của Cổ thành mà tôi trèo lên. Cỏ mọc um tùm, che kín mặt đất, nếu không có sự giúp đỡ của anh chủ xe thì thật vất vã vì phải dò dẫm từng bước, nếu không để ý sẽ bị hụt chân và té xuống. Một niềm hãnh diện pha lẫn xúc động khi tôi đứng trên đỉnh cao, tôi cứ ngỡ là mình đang cùng các đồng đội cắm lại ngọn cờ vàng.
Tôi trở lại thành phố, nhà cửa mới xây cất rất nhiều, chỉ còn thành cổ là nhân chứng cho cuộc chiến năm 1972, người cộng sản vẫn che dấu sự thật của cuộc tương tàn theo lệnh quan thầy Nga Sô và Trung Quốc, mục đích là bành trướng chủ thuyết Mác Lê,
Đã 5 giờ chiều, chúng tôi ghé vào tiệm ăn trước khi vô Huế. Trên đường về, lòng tôi thanh thản, vui sướng vì ước nguyện tôi đã thực hiện, đó là về thăm lại những nơi mà tôi cùng các bạn đồng đội chiến đấu để bảo vệ miền đất khô cằn nghèo khó này.
“Thưa các anh, các anh đã gục ngã với tình yêu quê hương, vì hai chữ Tự do cho tha nhân, chúng tôi những người sống sót trong cuộc chiến, không bao giờ quên các anh, mong được về thăm lại những nơi mà chúng ta đã cống hiến tuổi thanh xuân cho tổ quốc. Nhưng trong cuộc sống, mỗi người có hoàn cảnh khác nhau, không phải ai cũng thực hiện được, tâm nguyện lúc nào cũng nhớ và nhắc nhở cho thế hệ kế tiếp về các anh, những người lính không bao giờ chết."
Mũ Xanh Phạm Tiến.
TĐ8 TQLC
Kỳ Đài Huế
Đã từ lâu tôi có một ước nguyện là trở lại thăm chiến trường xưa của vùng hỏa tuyến, nơi mà tôi đã tham dự những trận chiến ác liệt nhất của mùa hè 1972, nhớ lại từng bước chân đi, những tình cảm trong hoàn cảnh mà cái sống và cái chết gần nhau trong gang tấc, sau đó được thắp nén nhang cho các đồng đội đã nằm xuống nơi đây vì lý tưởng, cầm súng chiến đấu để bảo vệ miền Nam tự do trước đây.
Đã từ lâu tôi có một ước nguyện là trở lại thăm chiến trường xưa của vùng hỏa tuyến, nơi mà tôi đã tham dự những trận chiến ác liệt nhất của mùa hè 1972, nhớ lại từng bước chân đi, những tình cảm trong hoàn cảnh mà cái sống và cái chết gần nhau trong gang tấc, sau đó được thắp nén nhang cho các đồng đội đã nằm xuống nơi đây vì lý tưởng, cầm súng chiến đấu để bảo vệ miền Nam tự do trước đây.
Chiếc máy bay Air Bus A340 rời khỏi phi đạo của phi trường Seattle vào lúc 2 giờ sáng, trễ mất 1 tiếng đồng hồ. Đáng lý ra chuyến này khởi hành lúc 1 giờ sáng ngày thứ Tư 28 tháng 2 năm 2007.
Ngồi trên máy bay tâm trạng của tôi không sao diễn tả được, niềm vui pha lẫn những xót xa cho cuộc hành trình về thăm lại chiến trường xưa nơi vùng hỏa tuyến. Vui vì sẽ được đến những nơi mà mình ước muốn, chắc chắn sẽ không dằn được sự xúc động với hình bóng những người bạn đồng đội xông pha lằn tên mũi đạn dù thời gian đã hơn 35 năm trôi qua nhưng trong ký ức vẫn như thuở nào.Sau 13 giờ trên không trung, máy bay đáp xuống phi trường Đài Loan. Hành khách về Việt Nam phải đợi tại phòng khách gần 2 giờ để sau đó lên chiếc máy bay Airbus 321 của hảng hàng không quốc doanh Việt Nam và rời phi đạo vào lúc 8 giờ sáng (giờ Đài Loan).
Ngồi trên máy bay quốc doanh Việt Nam, lòng tôi phập phòng, chẳng chút an tâm, nhưng không còn cách lựa chọn nào khác nên đàng phó thác cho trời đất. Đang vẩn vơ suy nghĩ mông lung, chợt có lệnh cho biết phi cơ chuẩn bị đáp xuống phi trường Nội Bài Hà Nội. Khi chiếc phi cơ dừng lại, hành khách thở phào, những ưu tư trên đường bay không còn ám ảnh trong tâm trí.
Tôi thuê xe taxi với giá 10 đô la từ phi trường về khách sạn ở phố cổ. Tôi ở lại đây 2 ngày, và sau đó mua vé đi “tour” thăm vùng đất, nơi mà cách đây 36 năm, vào lứa tuổi đôi mươi, trước sự xâm lăng của cộng sản, xếp bút nghiên, khoác chinh y, tôi cùng các đồng đội cầm súng để bảo vệ miền Nam thân yêu. Lần đầu tiên không có kinh nghiệm, tôi cứ nghĩ rằng đi “tour” với một chiếc xe đại khái như xe bus ở đây, nhưng người hướng dẫn đã đưa tôi tới một chiếc xe đò từ Hà Nội vô Đông Hà. Trên xe cũng có mấy người khách ngoại quốc, tôi thầm nghĩ là Tây ba lô. Xe đò chật chội, ngột ngạt, nên chuyến đi thật mệt mỏi. Tài xế giăng võng ngủ cả trên xe. Rời Hà Nội lúc 7 giờ tối và đến Đông Hà 6 giớ sáng ngày hôm sau. Đi vào ban đêm, tôi không ngắm được hết cảnh vật suốt lộ trình, cơn mệt ru tôi ngũ đến khi người phụ tài đánh thức tại bến.
Người hướng dẫn du lịch đợi trước cửa xe, anh ta đưa tôi vào một nhà hàng để dùng điểm tâm và thưởng thức cà phê
- Tôi tên Cường, phụ trách tuyến du lịch ở Đông Hà, khoảng 8 giờ mới có xe đến rước.
Thị xã Đông Hà so với thời gian 36 năm về trước có nhiều thay đổi. Nhớ lại khi ra trường tôi được thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên, bổ sung ra hành quân tạm trú ở tiền trạm trong căn cứ Đông Hà, ngày hôm sau theo xe tiếp tế đến Cùa. Từ sân bay Mai Lộc, trực thăng chở tới các bộ chỉ huy Tiểu đoàn bảo vệ căn cứ hỏa lực như Holcom, Sarge hoặc đỉnh Bá Hô. Trong cuộc chiến bảo vệ tự do, thị xã Đông Hà gần vùng phi quân sự về hướng Bắc, và là điểm tiếp liệu vận chuyển đến Cam Lộ, Mai Lộc hoặc xa hơn nữa là Khe Sanh. Thị xã có 2 khu phố buôn bán sầm uất, được gọi là thành phố của lính vì có sự hiện diện các đơn tổng trừ bị như Dù, TQLC hoặc địa phương như Sư đoàn 1, Sư đoàn 3, Thiết giáp… Sau ngày cưỡng chiếm miền Nam 1975 đến nay, đã 32 năm qua, hai khu phố trở thành những khách sạn, nhà hàng, buôn bán phục vụ du khách, chủ nhân toàn là cán bộ, quan chức của nhà nước Xã hội Chủ nghĩa, chỉ rất ít người dân cố cựu còn ở thị xã thôi.
QL9 Đông Hà.
Sau một giờ ngồi chờ ở nhà hàng, tôi bước lên một chiếc xe du lịch loại 25 chỗ ngồi trông rất khang trang. Trên xe hầu như hoàn toàn người ngoại quốc, đa số là những cựu chiến binh Mỹ đã từng chiến đấu ở Ðông Hà và Khe Sanh trước 1973. Ðây là tour đi thăm viếng Gio Linh vùng DMZ (Vùng Phi quân sự trước năm 1973), và cầu Hiền Lương, rồi trở về quốc lộ 9, Khe Sanh, chỉ có tôi là người du khách Việt Nam độc nhất trong cuộc hành trình này.
Khi xe vừa lăn bánh trên cầu Ðông Hà, lòng tôi dâng lên một niềm xúc động mãnh liệt, tại đầu cầu này vào đầu tháng Tư của 35 năm trước, một Trung đội của Tiểu Ðoàn 3 TQLC đã dùng hoả tiển M.72 bắn chận không cho chiến xa T.54 vượt qua cầu và Tiểu Ðoàn 3 đã giữ vững Thị xã trong tầm đại pháo 130 mà cộng sản bố trí ở bờ Bắc sông Bến Hải.
Thị Xã Đông Hà.
Tới cầu Hiền Lương xe quay lại trên quốc lộ 9, người dân sống dọc theo đường hầu như toàn là người vùng cao. Dân sống rất cơ cực, nghèo đói. Khi xe dừng tại điểm nghỉ chân, một số trẻ em tuổi độ 6 tới 12 chạy tới xin tiền. Tôi hỏi một số người dân bán hàng rong, họ cho biết
- Chúng tôi sống vào các cây cà phê, nhưng làm sao đủ nên phải buôn bán thêm cho những khách du lịch đi thăm viếng, Cuộc sống chúng tôi rất khổ cực, thiếu thốn.
Một người khác hỏi tôi:
- Ồ! Ông là người Việt Nam, sao ông cũng đi tham quan à!
Tôi trả lời:
- Tôi đi tìm lại hình ảnh bạn bè ngày xưa của tôi.
Tôi tự nhủ chắc hiếm người Việt Nam từ hải ngoại về đi tour trên lộ trình này.
Những người bán hàng nói tiếng Mỹ rất giỏi, một lẽ đơn giản là khách đi tour là khách ngoại quốc và cựu chiến binh quân đội đồng minh trong cuộc chiến chống cộng sản.
Cầu Hiền Lương.
Khi xe tới Khe Sanh, khách du lịch được đưa vào thăm căn cứ do họ tạo dựng. Thật ra khi tốt nghiệp mãn khóa tôi không có tham dự ở chiến trường này nên tôi chẳng có khái niệm hoặc hình ảnh nào về vùng đất ở đây. Họ đã xây một bảo tàng viện về chiến trường Khe Sanh, cho tu bổ lại những lô cốt, vài khẩu pháo 105 và 155, một chiếc trực thăng UH1 và một chiếc chinook H.46. Sau gần hai giờ quanh quẩn, xe chở tới nhà hàng cách thung lũng Khe Sanh nửa giờ lái xe để dùng bữa ăn trưa mà du khách phải trả tiền. Sau đó xe quay trở ngược về Huế.
Xe rời quốc lộ 9 xuôi về Nam trên quốc lộ 1, niềm xúc động dâng lên trong lòng tôi, những hình ảnh trước kia từ từ hiện ra trước mặt tôi.
- Căn cứ Ái Tử, thấp thoáng dãy đồi phía xa là căn cứ Phượng Hoàng (Pedro), nơi mà Tiểu Ðoàn 6 Thần Ưng TQLC đã đánh một trận oanh liệt, cũng là nơi Thiếu tá Ðoàn Đức Nghi, Tiểu đoàn phó Tiểu Ðoàn 1 cùng một số Mũ xanh của hai tiểu đoàn 1 và 6 đã hy sinh.
- Dòng sông Thạch Hãn nơi trao trả tù binh năm 1973, tôi có tham dự cùng với Ðại Bàng Phu Nhân (189) Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8 TQLC.
Sông Thạch Hãn.
- Ðại lộ kinh hoàng, nơi mà cộng quân đã nã pháo và bắn vào những người dân vô tội chạy tản cư. Thêm một tội ác ghê tởm của cộng sản sau vụ giết người tập thể vào Tết Mậu Thân 1968.
- Cầu Mỹ Chánh năm 1972, thời gian đó tôi ở Tiểu đoàn 2 mà Tiểu đoàn trưởng là Ðại Bàng Nguyễn xuân Phúc Robert lửa. và Tiểu đoàn 2 đã phá sập cầu khi đơn vị cuối cùng về bờ Nam. Kể từ lúc đó đây là tuyến phòng thủ cuối cùng.
Trời sập tối, tôi thấy lờ mờ nhà cửa xây dọc hai bên đường. Dòng sông Mỹ Chánh vẫn trôi lờ lửng như năm nào, nhưng có ai biết chính dòng sông này 35 năm vể trước, Ðại Bàng Cao Bằng Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 369 TQLC đã khẳng khái nói với người cố vấn Hoa Kỳ là chúng tôi không lui đi đâu nữa, và ông thề rằng không có một Cộng quân nào vượt qua được dòng sông này. Lời thề đó đã được minh chứng khi hai sư đoản tổng trừ bị Nhảy Dù và TQLC qua sông tiến về Quảng Trị và cuối cùng Sư đoàn TQLC đã cắm ngọn cờ vàng ba sọc đỏ trên cổ thành Ðinh Công Tráng ngày 15 tháng 9 năm 1972.
Cầu Mỹ Chánh.
Trong khi đang hồi tưởng lại những chiến tích xưa, xe đã tới Huế mà tôi không biết. Xe qua cầu Trường Tiền đến khách sạn 3 sao do bộ đội kinh doanh. Khách sạn trông có vẻ tươm tất, sau khi nhận phòng, tôi có nhờ cô tiếp tân mướn dùm chiếc xe du lịch, tôi dự tính ngày mai sẽ thật sự đi thăm những nơi mà trước đây 35 năm, tôi đã chiến đấu bên các đồng đội, để bảo vệ mảnh đất miền Trung khô cằn nghèo khó này.
Tôi thăm thành phố Huế về đêm, dòng sông khang trang, khách sạn và nhà hàng rất nhiều, mục đích cho khách du lịch. Có những con đò dành cho du khách trên dòng sông Hương để thưởng thức ca trù Huế, hò mái nhì.. trong khung cảnh trăng thanh gió mát. Những con đò ngày xưa không còn nữa, chánh quyền làm đẹp bộ mặt của thành phố, nhưng thay vào đó những tệ nạn đầy trên đường phố, từ cầu Gia Hội tới chợ Ðông Ba, cầu Trường Tiền. Ba mươi hai năm không còn chiến tranh, người Cộng Sản vẫn chưa tạo được cuộc sống cơm no, áo ấm cho người dân, những tệ trạng càng tăng làm tôi có cảm tưởng thành phố Huế hiện nay cuộc sống xô bồ, không còn cái vẻ cổ kính thơ mộng, đáng yêu như trước.
Cầu Quảng Trị qua sông Thạch Hãn.
Vì quá mệt mỏi sau khi đi tour vùng DMZ trở về, và thăm một vòng thành phố Huế, tôi trở về khách sạn lúc 11 giờ đêm. Tôi ngủ vùi đến khi có điện thoại.
- A lô! Ông Tiến phải không? Chào Ông. Có xe đang chờ Ông.
Tôi nhìn ngay vào đồng hồ, chiều hôm qua tôi đã hẹn xe đến đón vào lúc 8 giờ sáng. Vậy là trễ gần ba mươi phút. Tôi gọi cô tiếp tân nhờ chuyển lời xin lỗi, nhanh chóng thu dọn để xuống gặp người chủ xe. và cũng là người sẽ đưa tôi đi thăm chiến trường xưa.
Người chủ xe khoảng 45 tuổi cởi mở, khi nghe tôi ngỏ lời xin lổi, anh mĩm cười bảo.
- Không sao anh ạ! Cứ từ từ cũng được.
Hơi lo xa, tôi đề nghị:
- Nhờ anh đưa tôi tới quán bún bò Huế thật ngon.
Anh chở tôi đến quán bún bò huế ở cầu Gia Hội. Trước năm 1975 ở nơi này có quán nấu rất ngon, không có bảng hiệu nên anh em chúng ta chỉ gọi là quán bún bò cầu Gia Hội thôi. Có lẽ là quán này chăng? Bây giờ là khoảng 9 giờ sáng, quán chỉ có mấy cái bàn, khách ngồi gần hết, có mấy nữ du khách (Tây ba lô) đang húp nước sùm sụp. Anh tài xế giải thích:
- Ở Huế, muốn ăn bún bò buổi sáng thì nơi đây, còn về đêm tới một chổ khác rất là ngon.
Bản tính lo xa và cũng vì không am tường sinh hoạt tại các địa phương mà tôi sẽ đến, tôi nhờ anh chủ xe mua dùm mấy chai nước, mấy bịch mè xửng cùng mấy ổ bánh mì, nếu có gì bất trắc cũng không bị cái bao tử càm ràm.
Xe chạy dọc theo sông Hương rồi quẹo phải ra Quảng Trị và dừng xe khi tới khu An Hòa.
Sau hiệp định Ba Lê 1973, Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến phát động phong trào thể dục thể thao, Tiểu đoàn 8 Ó Biển của Đại Bàng Phu Nhân, là người hâm mộ môn túc cầu nên phu nhân đã thành lập đội bóng tròn để đi đá banh giao hữu với các tiểu đoàn khác trong sư đoàn. Là người đất thần kinh phu nhân cũng đưa đi tranh tài với các đội bóng của thành phố Huế.
QL1 Cao Xá, Quảng Trị.
Cách đây hơn 32 năm về trước, đội bóng Ó Biển thi tài với đội Thanh Niên An Hòa. Nhìn lại sân banh, những hình ảnh hiện lên trong ký ức tôi từ từ như một cuộn phim quay chậm, tưởng như mới ngày hôm qua, sân bóng tròn vẫn còn đó, nhưng mỗi bên góc sân là một đống rác rất to, hai khung gỗ xiêu vẹo.
- Nguyện ơi! Tương ơi! Mè ơi! Ba Gà ơi! Tài y tá ơi! Đại bàng Phu Nhân ơi! chắc vẫn còn nhớ sân đá banh này.
Xe rời An Hòa và tiếp tục đi về hướng Bắc. Xe qua cầu An Lổ, ngã ba đi Sịa, Phong Điền, cứ mỗi địa danh là lòng tôi bồi hồi, xúc động. Tôi dừng lại ở Mỹ Chánh.
Nhà cửa cất dọc theo hai bên quốc lộ 1, một vài bảng quảng cáo của công ty liên doanh xen lẫn nhiều bảng với khẩu hiệu như “Toàn dân hãy triệt để thi hành luật pháp nhà nước” nhưng người dân bảo rằng “Toàn Đảng phải thi hành luật pháp nhà nước” mới là đúng. Tôi bước xuống xe với lòng trĩu nặng những cảm xúc của năm 1972, vùng trách nhiệm của Tiểu đoàn 2 TQLC. Thời gian này tôi ở Đại đội 5 mà Trung úy Huỳnh Văn Trọn làm đại đội trưởng, lúc đơn vị đến thì chỉ còn những căn nhà bỏ trống, người dân đã di tản vô Huế khi Quảng Trị thất thủ. Đường vào chợ Mỹ Chánh là hai dãy nhà lợp lá, xen lẫn những mái nhà lợp tole mỏng, nơi này một Trung đội của Đại đội 4, Tiểu đoàn 2 TQLC bị một chiếc phản lực cơ đánh bom lầm, Trung tá Nguyễn Xuân Phúc phản ứng nhanh chóng, kịp thời hướng dẫn người phi công oanh kích vào mục tiêu bên kia bờ Bắc sông Mỹ Chánh.
Ba mươi năm trôi qua với những thay đổi, nhưng dòng sông Mỹ Chánh vẫn lặng lẽ chảy êm đềm. Ngay đây có một cái miếu thờ nhỏ, tôi thắp nén nhang cho các bạn đồng đội, các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cùng những người dân vô tội chạy nạn bị cộng quân sát hại trên vùng đất này. Bờ Nam sông Mỹ Chánh lúc đó là vùng đất tự do, nên bất cứ giá nào người dân cũng phải vượt thoát qua dòng sông này.
Một con sông tên gọi hiền hòa, thơ mộng, nhưng năm 1972 sông Mỹ Chánh đã đi vào lịch sử đôi khi có vẻ huyền thoại với một Lữ Đoàn 369 TQLC đã giữ vửng phòng tuyến mà trước mặt là hai sư đoàn Cộng Sản Bắc Việt cùng chiến xa với quyết tâm tiến vào Huế.
Sau khi tưởng niệm các vong linh, tôi dạo một vòng chợ Mỹ Chánh, nhà cửa có xây thêm và sửa sang lại, tôi cố tìm lại tuyến đóng quân của Trung đội, nhưng thật sự tôi không nhận ra, chỉ mường tượng Đại đội 5 trách nhiệm hướng Đông quốc lộ 1, còn toàn bộ tiểu đoàn phòng thủ bên hướng Tây. Hầu như ngày nào địch quân cũng pháo kích và cho bộ binh vượt sông để tràn qua, nhưng chúng đều thất bại trước những tay súng của tiểu đoàn Trâu Điên.
TD2 TQLC "Trâu Điên".
Tôi bước lên cầu Mỹ Chánh được xây lại dõi mắt nhìn bao quát, dòng sông lờ lững trôi như máu lưu thông trong huyết quản, bỗng tim chợt co thắt khi phải giả từ vùng đất mà hơn một phần ba thế kỷ, các đồng đội, chiến hữu QLVNCH và dân chúng hy sinh vì hai chữ Tự Do. Tôi thắp thêm nén hương thơm để tưởng niệm, rồi tiếp tục qua đoạn Đại lộ kinh hoàng đến Hải Lăng
Xe vào Hương lộ 602 với những hàng cây hai bên đường, nhìn cây có thể đoán được thời gian trồng dưới 15 năm. Gần tới biển Mỹ Thủy gặp Hương lộ 555, còn gọi là “Con đường buồn thiu”, con đường mà hầu hết quân nhân TQLC đền có đi qua. Nhìn dọc theo đường là ruộng lúa xanh, mùa gặt vào khoảng tháng 6, và chỉ là những gốc rạ khô khi hai Lữ đoàn TQLC tiến ra Quảng Trị, Tôi được thuyên chuyển về Tiểu đoàn 8 lúc đơn vị vượt tuyến xuất phát Mỹ Chánh, có lần cả đại đội dàn hàng ngang đánh chiếm mục tiêu cùng với chi đội thiết vận xa của Thiết đoàn 18. Bây giờ tôi lại đi trên con đường này, nó đã được tu bổ, nhưng người dân sống vẫn còn rất nghèo.
Quảng Trị.
Từ Quốc lộ 1 đi vào Mỹ Thủy mất khoảng 30 phút, xe tôi tới sát bờ biển. Phải thật sự mà nói, cảnh vật không khác gì 35 năm trước, những ngôi nhà dọc theo bãi cát vẫn như xưa, bên chái nhà người dân đặt vài cái bàn, mấy cái ghế và năm bảy chai nước. Có người cho biết trước năm 1975 hầu hết là thân cộng sản, điều này chứng minh là đúng khi chúng tôi vào cái quán, mấy trẻ con chạy đến vòi tiền, tôi cho các cháu một ít kẹo Chocolat rồi mua hai chai nước ngọt. Thật ra chúng tôi cần giải quyết vấn đề vệ sinh, sẵn dịp tôi hỏi thăm chị chủ quán
- Chào chị, chiếc xe hơi này có thể chạy đến Đê Long Quang được không? Phải bao lâu mới tới đó?
- Các anh muốn đi đê Long Quang phải đi đường khác, đường này rất khó đi.
Tôi quay nhìn anh chủ xe:
- Chút nữa anh chở tôi tới thăm đê Long Quang.
Anh chủ xe trả lời:
- Tôi chưa bao giờ đi đê Long Quang và cũng chưa hề nghe tới địa danh này.
Tôi nghĩ là anh nói đúng, chỉ có những người dân ở đây, hay là những người lính Thủy Quân Lục chiến mới biết, bởi vì 35 năm về trước, đã có bao cuộc chiến diệt chốt địch, các tiểu đội, trung đội TQLC đánh tapi, đánh xả láng không màng tổn thất để dành lại từng tấc đất đã bị địch chiếm giữ.
Chợ Đông Ba.
Cũng tại mặt trận này, anh em thưởng thức loại hỏa tiển của khối cộng sản mà bộ đội Bắc Việt đặt trên giàn và sau đó phóng tới tấp vào vị trí Thủy Quân Lục chiến. Để trả đũa, anh em nghỉ cách kéo thẳng M.72 sắp thành hàng dài trên giao thông hào, mục tiêu được nhắm vào các điểm bố trí chốt, dùng dây điện nối lại với nhau, khi chập hai đâu dây vào cực âm dương của cục pin, cả một loạt hoả tiển bay vào quân địch.
Tôi đang sống với những kỷ niệm xưa ở đê Long Quang, thì anh chủ xe nói:
- Chắc không đi được đâu anh.
Tôi hỏi:
- Sao mà lại không đi được, có xe thì đâu cũng tới được mà.
Người chủ phân trần:
- Tôi biết đi ngõ nào đâu.
Tôi nhớ ngày xưa xe GMC chở lương thực tiếp tế cũng như quân nhân bổ sung theo bờ biển đi lên. Tôi góp lời đề nghị.
- Anh thử chạy ven bờ biển rồi sẽ tới.
Anh chủ xe biện bạch:
- Trường hợp xe bị lún cát thì mệt và khó mà kéo lên được. Người dân ở chung quanh rất nghèo, không có một cái gì họ có thể giúp mình được đâu anh.
- Anh nói có lý.
Tôi đi dọc theo bờ biển tới Gia Đẳng 1 và Gia Đẳng 2. Hầu hết người dân sống bằng nghề đánh cá. Tôi nhớ tại đây có chiếc phi cơ quan sát L.19 bắn trái khói hướng dẫn phản lực oanh kích, đã bị trúng hoả tiển rơi xuống vùng này.
Cuối năm 1972, khi đại đội tôi ra nghỉ quân ở đây, tôi có chụp tấm hình kỷ niệm với anh Đức pháo binh, Nguyên, Mung và tôi cùng đứng trước chiếc máy bay này. Bây giờ là 35 năm sau, khung cảnh vẫn như xưa, người dân cho biết nó đã bị kéo đi rồi. Lòng tôi bồi hồi khó diễn tả, kỷ niệm với các bạn đồng ngũ như mới ngày hôm qua, người còn sống thì rãi rác khắp nơi, người nằm xuống mà nghĩa trang bị chánh quyền cộng sản cấm đoán thân bằng quyến thuộc thăm viếng, và họ toan tính san bằng, bán từng lô đất.
Chúng tôi ở đây hơn hai tiếng đồng hồ, dự định sẽ trở ra Quốc lộ 1 hướng về thành phố Quảng Trị, đặc biệt thăm lại Cổ Thành Đinh công Tráng, một nơi mà cách nay 35 năm, cả thế giới đều biết, Các đơn vị của Liên Đoàn 81 Biệt Cách, Nhảy Dù, TQLC đã đánh những trận tuyệt vời để cuối cùng các Tiểu đoàn TQLC làm chủ hoàn toàn Thành phố, dựng lại ngọn cờ vàng, ba sọc đỏ trên cổng thành ngày 15 tháng 9 năm 1972.
Sau khi hỏi người dân địa phương, được biết có một con đường khác đi tắt tới Thành phố Quảng Trị, và chúng tôi đã theo sự chỉ dẫn đó. Khi xe chạy được 15 phút, tôi mới nhận ra những vùng đất này mà ngày xưa tôi đã đi qua. Đây là cầu Ba Bến, dọc theo sông Vĩnh Định nhà cửa cũng nhiều. Sang kia bờ cầu là bắt đầu vào Thành phố Quảng Trị. Đã 35 năm qua Thành phố hoang tàn trong chiến tranh nay có những xóm nhà, khó nhận ra vì trong tâm tư cứ ngỡ mới hôm nào, nhưng thời gian trôi qua hơn một phần ba của thế kỷ.
Tôi đến ngay Cổ thành lúc 3 giờ chiều. Không hiểu sao đôi mắt tôi cay cay, tôi đứng lặng im trong một phút, cảm giác khó diễn tả bằng lời. Cái hào nước bọc chung quanh cổ thành vẫn còn, và bèo mọc dày đặc. Phía Bắc của cổng thành, họ đã xây cất lại để đón khách du lịch, các em học sinh, sinh viên đi thăm viếng, mục đích để tuyên truyền về một chiến thắng, trong cuộc chiến mà người cộng sản luôn chủ trương là “Tất cả những ai sống trong thị xã đều là kẻ thù, cần phải tiêu diệt hết”.
Xe được phép đi thẳng vào và đậu ở đó. Anh chủ xe vội vã mua vé, hình như 30 ngàn tiền Việt Nam. Khi tôi vào, một anh bộ đội tuổi chừng 40, đội nón tai bèo, đang ở trong cái chòi nhỏ bán vé cùng kiểm soát sự ra vào, anh chạy ra bắt tay tôi, anh này hỏi:
- Anh đi tham quan (thăm viếng) nơi đây phải không?
Tôi trả lời:
- Tôi trước kia có ở đây, nay trở lại để thăm nơi chốn cũ, và cũng để thắp những nén nhang cho bạn đồng đội của tôi và những người phía bên anh trước đây 35 năm.
Anh bộ đội cười giả lả:
- Chúng em ở đây, ngày rằm hay Tết cũng thường thắp nhang cho cả bên lính miền Nam luôn bởi vì cùng một giòng máu, da vàng, cùng một thứ tiếng mà anh, chớ không riêng gì cho bộ đội đâu.
Nghe tới đây, tôi biết anh Bộ đội đang bắt đầu lên lớp (ngôn ngữ cộng sản có nghĩa là giảng dạy) về Cách mạng. Tôi vội cắt ngang:
- Tôi thật cám ơn anh.
Để lái qua vấn đề khác, tôi vội hỏi:
- Anh có nhang để bán không?
- Chúng em có bày bán, nếu anh cần.
Trước khi khởi hành chuyến đi, tôi đã chuẩn bị đầy đủ, mua mấy bó nhang, nhưng tôi cũng mua thêm vài bó nữa để gọi là, rồi đi thẳng vào trong.
Chính quyền cộng sản cho xây nhà bảo tàng, để giới thiệu cho khách đi tham quan, phần đông là các học sinh và sinh viên. Tôi nhất định không vào, vì tránh sự bực tức khi nghe những điều trái tai, không đúng sự thật. Họ chỉ lừa bịp được các em ra đời sau năm 1975 và đã được đảng nhồi nhét chủ nghĩa Mác Lê, tình đồng chí Hoa -Việt như môi hở thì răng lạnh… suy nghĩ một chiều theo đúng đường hướng của đảng và nhà nước.
Họ có lát đường đi ngang dọc trong cổ thành, ngoài ra để cỏ mọc tự nhiên. Muốn nhìn bao quát tôi phải lên cổng thành mà họ đã xây cất lại, từ đây có thể nhìn chung quanh, tâm tư thổn thức, lệ lăn dài theo khoé mắt, vùng đất này, nơi mà các đồng đội và bạn bè của tôi đã ngã xuống để người người nối tiếp tiến lên.
- Các bạn ơi! Tôi về đây với khói hương sưởi ấm anh linh, xin hồn thiêng sông núi chứng giám, độ trì linh hồn các bạn về nơi an lành không còn thương đau.
Sau đó tôi cùng anh chủ xe đốt nhang thầm khấn rồi cắm xung quanh bờ thành, tất cả đều không còn, chỉ duy nhất một góc của Cổ thành mà tôi trèo lên. Cỏ mọc um tùm, che kín mặt đất, nếu không có sự giúp đỡ của anh chủ xe thì thật vất vã vì phải dò dẫm từng bước, nếu không để ý sẽ bị hụt chân và té xuống. Một niềm hãnh diện pha lẫn xúc động khi tôi đứng trên đỉnh cao, tôi cứ ngỡ là mình đang cùng các đồng đội cắm lại ngọn cờ vàng.
Tôi trở lại thành phố, nhà cửa mới xây cất rất nhiều, chỉ còn thành cổ là nhân chứng cho cuộc chiến năm 1972, người cộng sản vẫn che dấu sự thật của cuộc tương tàn theo lệnh quan thầy Nga Sô và Trung Quốc, mục đích là bành trướng chủ thuyết Mác Lê,
Đã 5 giờ chiều, chúng tôi ghé vào tiệm ăn trước khi vô Huế. Trên đường về, lòng tôi thanh thản, vui sướng vì ước nguyện tôi đã thực hiện, đó là về thăm lại những nơi mà tôi cùng các bạn đồng đội chiến đấu để bảo vệ miền đất khô cằn nghèo khó này.
“Thưa các anh, các anh đã gục ngã với tình yêu quê hương, vì hai chữ Tự do cho tha nhân, chúng tôi những người sống sót trong cuộc chiến, không bao giờ quên các anh, mong được về thăm lại những nơi mà chúng ta đã cống hiến tuổi thanh xuân cho tổ quốc. Nhưng trong cuộc sống, mỗi người có hoàn cảnh khác nhau, không phải ai cũng thực hiện được, tâm nguyện lúc nào cũng nhớ và nhắc nhở cho thế hệ kế tiếp về các anh, những người lính không bao giờ chết."
Mũ Xanh Phạm Tiến.
TĐ8 TQLC
No comments:
Post a Comment