PHẠM MINH MẪN
TÔI NHỚ ĐẾN TÊN CÁC ANH VÀ CÁC BẠN 219. (NHỮNG NGƯỜI CÒN SỐNG VÀ NHỮNG ANH EM ĐÃ ANH DŨNG HY SINH.) CÁC ANH VÀ CÁC BẠN LUÔN SỐNG MÃI TRONG TIM TÔI, NHỮNG VUI , BUỒN , NHỮNG ĐAU THƯƠNG VÀ MẤT MÁT, MÀ TÔI LUÔN NHỚ, KHẮC GHI TRONG LÒNG, KHÔNG BAO GIỜ QUÊN KINGBEE 219 BẤT TỬ MÃI TRONG TÔI.
NHÂN VẬT
Tôi Phạm Minh Mẫn về Phi Đoàn vào khoảng cuối tháng 5 năm 1968 và tình hình nhân viên Phi Đoàn lúc bấy giờ, Tôi được nghe nhắc đến Ong Hồ Bảo Định và Ong cũng là Chỉ Huy Trưởng Phi Đoàn 219 đầu tiên. Kế đến các Anh Nguyễn Phi Hùng (Râu kem) Lưu Văn Trâm Tô Phùng Đạt Thoan Thái Hiệp Lê Hồng Lĩnh Châu - Nguyễn Văn Mai - và chị văn thư tên Hải.
Theo lời kể lại của Anh Đỗ Văn Hiếu thì Lịch sử Trước khi thành lập PĐ 219 là BIỆT ĐỘI DELTA và Biệt Đội DELTA thì khởi đầu từ năm 1964 do nhu cầu chiến trường và thoạt đầu công việc này do các PHĐ 211 chịu trách nhiệm . Khoảng mấy tháng sau thì BTL.KQ quyết định chọn lựa các PHĐ tình nguyện thuộc hai PĐ 211 & 213 Trưởng biệt đội đầu tiên là anh Hồ Bảo Định . Khi Tôi ( Đỗ Văn Hiếu ) , anh Nguyễn Phi Hùng và Mevo Nguyễn Quang Hiểu đến với BĐ năm 1965 thì Trưởng BĐ là anh Trương Văn Vinh , vài tháng sau thì anh Vinh chuyển ra ĐNG (PĐ 213) Anh Huỳnh Văn Vui lên làm Trưởng BĐ . Biệt Đội gồm có :
Huỳnh Văn Vui , Nguyễn Phi Hùng , Trần Hữu Khôi , Đinh Hữu Hiệp , Châu Lương Cang , Tống Phước Hảo, Nguyễn Văn Mành , Phan Văn Khiết , Trương Phong Trắng và Đỗ Văn Hiếu .
Lúc này Anh Hồ Bảo Định & trần Văn Luân cùng một số Anh Em khác hoạt đông ở ĐNG , tất cả đều trực thuộc BIỆT ĐOÀN 83 do Thiếu Tá Nguyễn Cao kỳ làm Chi Huy Trưởng ( nói như thế nhưng thực tế ban đầu là Ong Lưu Kim Cương là người điều hành và khi Ong ta sang chi Huy Không Đoàn Vận Tải ( Không Đoàn 33 chiến thuật ) < Sư Đoàn 5 KQ sau này > thì Anh Nguyễn Ngọc Khoa ( Khoa Đen ) Lên thay thế. Sau trận PLEIME đầu năm 1966 thì BĐ giao phần trách nhiệm lại cho các Đội TT của Mỹ và trở ra ĐNG sát nhập với BĐ ở đây và thành lập Phi Đoàn 219 Đ/U Hồ Bảo Định làm CHT .
Phi Đoàn 219 làm việc cho Green Berets của Lực Lượng ĐặcBiệt Hoa Kỳ theo chương trình OP 35 của MAC-SOG do hai Ong Lieuternal Colonel WARREN và Colonel BLACK BURN làm chỉ huy.
Phi Đoàn 219 tháng 05 năm 1968 gồm có :
C.HTRƯỞNG thứ nhì Th/T Đặng Văn Phước.
C.H PHÓ : Đ/U Trần Văn Luân.
TRƯỞNG P.HQ : Đ/U Nguyễn Văn Nghĩa
SĨ QUAN HL.PĐ: Đ/U Nguyễn Hưu Lộc.
Đ/U Tống Phước Hảo.
Đ/U Đinh Công Toản.
Cố Vấn QS.H K: Major Crossman ( 1968-1969).
Major Hennessy( 1969-1970).
Major Helm ( 1970-1971).
Major Dear ( 1971-1972).
Sĩ Quan tài chánh MAC-SOG : Major Black Bird.
Hạ Sĩ Quan liên lạc MAC-SOG :
Sergeant Amstrong.
Sergeant Jonshon.
Văn thư Phi Đoàn : Tr/s Nguyễn Ngọc Giao.
: B2 Trung.
: Tr/s Đỗ Viết Châu ( 1970 ).
Vũ khí Phi Đoàn : Tr/s Mùi. & ….?
Sĩ Quan Trưởng Phi Cơ Flight Leader : Các Anh Đỗ Văn Hiếu Châu Lương Cang Đinh Quốc Thinh Bùi Văn Be Phan Văn Thanh Huỳnh Van Phố Nguyễn Qúy An -Nguyễn Văn Tưởng Trần Văn Phước .
Trưởng Phi Cơ và Hoa Tiêu Chánh: Nguyễn Tấn Trọng ( Ong gia Noel) Ngô Viết Vượng Đặng Văn Cung Tôn Thất Sinh Nguyễn Hiền Nhơn Phạm Vinh Nguyễn Thanh Liêm Đinh Thế Khúc - Nguyễn văn Minh Nguyễn Tấn Hiền Trần Quang Đệ Nguyễn Minh Khiết ( lúc này không còn bay nữa ) Vũ Đức Thắng Nguyễn Du - Trần Ngọc Thạnh Phạm Ngọc Xuân.
Hoa Tiêu Phó : Huỳnh Xuân Thu Phạm Văn Qúy Trần Văn Long Trần Quang Trọng Phạm Công Khanh Bạch Mạnh Hùng Hướng Văn Năm Phan Văn Thận Vũ Tùng Phạm Ngọc Sâm Huỳnh Văn Du Đinh Văn Huê Chung Tử Bửu .
Mevo Phi Đoàn: Ch/u Phan Văn Tưởng Ch/u Nguyễn Quang Hiểu Ch/u Hồ Văn nguyên Phan Ngọc Hưởng Nguyễn Văn Thanh Phạm Văn Truật Hà Khắc Vững Phạm Ngọc Khuê Lê Văn Xê (lúc này không còn bay nữa) Nguyễn Thanh Cần Nguyễn Kim Sơn Nguyễn Văn Công Nguyễn Văn Em Lê Phước Quý Đổng Minh Sanh Nguyễn Văn nghĩa ( Già) Nguyễn Văn Thân Nguyễn Văn Lợi.
Mevo bổ sung cuối tháng 5 năm 1968: Phạm Minh Mẫn Trần Tuấn Năng Trần Mạnh Nghiêm Nguyễn Văn Phương Phạm Văn Thịnh .
Tháng 8 năm 1968 SQ về bổ sung: Vương Văn Ngọ (213 qua ) Nguyễn Thanh Giang (215 ra) Phạm Văn trung ( Cần Thơ ra ) & Tr/u Nguyễn Kim Huờn ( CT ra ) có 1 Mevo ở PD 215 ra là Tr/sI Toản và một tốp Pilot mới về cuối năm 1968 là : Nguyễn Hải Hoàn Dương Văn Khải Lê Long Sơn ( Sơn đen).
Đầu năm 1969 tốp thứ hai mới về là : Nguyễn Văn Phước - Hứa Văn Trung Thái Anh Kiệt Phạm Sĩ Tài Nguyễn Hải Lộc Nguyễn Ngọc An Nguyễn Quang Anh Thái Hóa Đạt Nguyễn Thế Cù Nguyễn Văn Vang. và cùng thời gian đó nhóm Sĩ Quan khóa 21 trường Võ bị Đà Lạt : Nguyễn Thái Dũng Nguyễn Văn Yên Hà Tôn Phan Xuân Lễ Nguyễn Côn Lê Hữu Khiêm Đỗ Văn Chấn Trần Đức Viết Lê Văn Sang.
Tháng 12 năm 1968 về thêm: Võ Thành Long (Long con)- Dương Ngọc Như. Và Mevo về thêm gồm: Phạm Xuân Hùng Hồ Đắc Bình Nguyễn Văn Nhất Nguyễn Văn Bé Nguyễn Minh Chấp , Trần Văn Đức . Mevo Th/u Nguyễn Văn Mai (215 trở về lại PĐ 219 ).
Tháng 10 năm 1969 về thêm : Lâm Hồng Son Lê Thế Hùng (Đế) Trần Văn Sua Nguyễn Minh Đường - MEVO về thêm tháng 4 năm 1969 Trịnh Xuân Kha Lê Trung Nguyên Trần Văn Liên Lê Văn Tấn Trần Khánh Và Cần Thơ ra có Th/s Võ Văn Hồng .
Tháng 8 năm 1970 Pilot mới về : Đỗ Kim Long Ngô Văn Thành Lê Tiến Lang ( Tony Bóng ) Bùi Tá Khánh Phan Thành Lập - Nguyễn Xuân Bách Thọ (râu) Huỳnh Tấn Phước ( Mực ) .
Tháng 12 năm 1970 : Về Quách Ngọc Thao Võ Văn On Lâm Quang Long (Cồ) Ngô Tấn Long ( Long đầu bạc) Lại Công An .
Tháng 1 và 2 năm 1971 Pilot lại bổ sung : Trần Hưng Mạnh Nguyễn Văn Biên Đào Huy Tùng Hoàng Minh Tuấn Nguyễn Văn Kim ( méo)- Lữ Liệt Đen Nguyễn Văn Hồng - Đặng Quỳnh .
Tháng 4 năm 1971 Pilot về thêm : Dương Văn Hoanh Lê Phước Trần Ngọc. Cuối năm 1971 về : Lý Lạc Long Tiên Nguyễn Thế Nghiệp -Phan Ngọc Anh Đặng Chí Thông Nguyễn Văn Tiến - Võ Tuấn Kiệt Lê Hồng Anh Lương Ngọc Anh Lưu Ngọc Hoàng Nguyễn Tiến Thành Phan Công Bơ Nguyễn Văn Tiều Nguyễn Ngọc (A) Nguyễn Ngọc (B) Nguyễn Văn Nhan Trần Văn Hoa Liêu Thụy Vinh -.Đặng Quân.
Qua năm 1972 Pilot ở Cần Thơ ra tăng cường : Trần Xuân Thọ Nguyễn Văn Hiệp Võ Văn Còn Trần Mộc Đảnh Nguyễn Văn Phúc(nhẩy dù) Sau tuần tự từ 1972 đến 1974 Pilot mới về thêm : Nguyễn Minh Đường Lê Trung Phước Nguyễn Hùng Lực Lê Hoài Phương - Đặng Phước Vũ Kim Long ( Long nhí ) Lê Văn Lập Nguyễn Phúc Thiệu Nguyễn Tuất Lý Hạnh Lý Bổn Đường Võ Tuấn Kiệt Lê Công Kiệt Nguyễn Văn Be - Nguyễn Thành Phước (Cao) Trần Ngọc Sơn (Sơn mập) Tiêu Ngọc Hoà - Lê Tuấn Nghĩa ( ngựa ) Duyên Phước ( trán trợt ) Chiểu - Hồ Văn Đức Nguyễn Văn Hoè Lý Chính 229 qua 1974 Dương Đức Hạnh - Lê Văn Nãi Nguyễn Đình Tuấn Phan Toàn-lê văn Lân - Nguyễn Văn Bá.
Tháng 8 năm 1970 : Mevo về thêm : Hứa Tiến Hưng Nguyễn Văn Thiết Lại Công Chính Đạt (lùn) Sơn (chà và )-T?n . Va Bổ sung bên 213 qua có Đặng Văn Nữu va Ch/u Nguyễn văn Sinh .
Qua năm 1972 Mevo tiếp tuc về : Võ Văn Tốt - Nguyễn Định Đào Huy Trường Hướng Vũ Văn Thanh (Cân Thơ ra) Nguyễn Văn Lụa (gun down Lụa) Mai Thanh Xuân Trần Văn Đức Nguyễn Thế Hùng Lê Văn Vẹn Nguyễn Phương Thảo Phan Văn Phước Phạm Ngọc Phục Nguyễn Văn Quan Võ Văn Hùng Lộc- Ngọc Nguyễn Văn Phụng Phan Hiếu nghĩa Trần Cảnh Nguyễn văn Mưa .
Gunner gồm có : Đặng Văn Nhâm Phạm Văn Hồng Trần Văn Sang - Đặng Xuân Khôi Trần Hùng Hải (ruồi) Thân Ngọc Hải Nguyễn Văn Hải ( khỉ)- Trần Văn Hiệp Nguyễn Văn Diệp Nguyễn Thiện Trí Trần Quang Vinh Lại trần Việt Nguyễn Quang Đạt Nguyễn Văn An Phan Ngọc Sang Trần Thi Huệ Trần Phát Nguyễn Văn Nở Nguyễn Văn Tài Lê văn Cải Bảo Quý Đức (mập) Hoà Tiến (rỗ).Trần văn Nô Lê Văn Bổn .Hoà TX-Nguyễn Văn Sang Lưu Văn Thành.
Qua năm 1973 Chi Huy Trưởng cuối cùng của Phi Đoàn 219 là Th/T Phạm Đăng Luân. ( Lúc này Anh Phạm Đăng Luân đang làm Chỉ Huy Trưởng Phi Đoàn 253 ở Đà Nẵng và đã Hoán chuyển với Anh Huỳnh Văn Phố để về với PĐ 219 và đây cũng là cái duyên của Anh với Phi Đoàn )
CÁC ANH THẦN PHONG LONG MÃ VÀ KINGBE CÁC ANH ĐÃ TẠO NÊN MỘT TRANG SỬ HÀO HÙNG CHO KINGBEE 219 NÓI RIÊNG VÀ CHO KHÔNG QUÂN VIỆT NAM NÓI CHUNG . TRONG ĐÓ ANH NGUYỄN PHI HÙNG ( Hùng râu kẽm ) MỘT THỜI NHỮNG AI LÀ KHÔNG QUÂN ĐỀU ĐÃ NGHE BIẾT TÊN ANH . ANH NGUYỄN VĂN PHƯỚC ( Phước đạo dừa ) NHỮNG PHI CÔNG HOA KỲ ĐÃ CÙNG THAM CHIẾN SÁT CÁNH VỚI KINGBEE ĐỀU XEM ANH NHƯ MỘT THIÊN THẦN . ANH NGUYỄN QUÝ AN ( An cào cào ) CHÍNH PHỦ HOA KỲ CA NGỢI ANH VÀ KHEN TẶNG ANH LÀ MỘT ANH HÙNG . VÀ TẤT CẢ NHỮNG ANH EM KINGBEE CÒN SỐNG HAY ĐÃ ANH DŨNG HY SINH CÁC ANH THẬT SỰ ĐÃ LÀM NÊN HUYỀN THOẠI BẤT TỬ VÀ ĐỂ ĐỜI CHO THẾ HỆ MAI SAU.
(Theo đánh dấu đậm màu đỏ Từ năn 1968 đến 1975 có tất cả 53 người Hy Sinh trong cuộc chiến) và màu xanh đã ra đi vĩnh viễn do bệnh tật
Và có hai Anh đã gạch dưới tên khi rời 219 đã bị tai nạn và chết như Anh Phạm Vinh va chạm máy bay L.19 tại Đà Lạt và đả tử thương vào mùa Noel . Anh Phạm Văn Trung về Cần Thơ sau làm Phi Đoàn Trưởng Chinook và bị SA.7 bắn rơi tại Cái Bè.
THỜI GIAN & SỰ KIỆN
PHI ĐOÀN 219 Có Huy hiệu là LONG MÃ và khi làm việc với Không Quân & Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ thì họ gọi một cái tên that ấn tượng là KINGBEE . Phi Đoàn Kingbee xử dụng Trực Thăng cổ điển CHOCTAW CH.34 của hãng SIKORSKY chế tạo mãi đến cuối năm 1971 PĐ mới đổi lại TT loại Slick UH.1 của hãng BELL chế tạo.
Tôi được nghe Anh Đỗ Văn Hiếu kể lại cho Anh Phạm Công Khanh như sau :
Tôi định nếu có rảnh sẽ viết lại thật đầy đủ về ngành TT trong K.L.V.N.C.H từ ngày thành lập và gởi sang cho Khanh để giúp ý cho mấy Anh viết về Lịch Sử KQ của chúng ta, dù sao thì Tôi cũng ở trong ngành TT khá lâu nên tự thấy có bổn phận góp phần trách nhiệm với các Anh, về BIỆT ĐỘI DELTA thì khởi đầu từ năm 1964 do nhu cầu chiến trường và thoạt đầu công việc này do các PHĐ cúa PĐ 211 đảm trách khoảng mấy tháng sau thì BTL.KQ quyết định chọn lựa các PHĐ tình nguyện thuộc hai PĐ 211 & 213 . Trưởng Biệt Đội (BĐ) đầu tiên là Anh Hồ Bảo Định . Khi Tôi , Anh Nguyễn Phi Hùng và Nguyễn Quang Hiểu (nhóc Hiểu Mevo của 219 chắc Khanh còn nhớ ? ) đến với BĐ năm 1965 thì Trưởng BĐ là Anh Trương Văn Vinh và một vài tháng sau thì Anh Vinh thuyên chuyển ra ĐNG (PĐ 213) và Anh Huỳnh Văn Vui lên làm Trưởng BĐ . Biệt Đội gồm có Anh Vui , Hùng , Trần Hữu Khôi ( Bạn cùng khóa với tôi) , Đinh Hữu Hiệp , Châu Lương Cang , Tống Phước Hảo , Nguyễn Văn Mành , Phan Văn Khiế`t , Trương Phong Trắng , và Tôi. Lúc này Anh Định và Trần Văn Luân cùng một số Anh Em khác hoạt đông ở ĐNG và tất cả đều trực thuộc BIỆT ĐOÀN 83 do Ông Thiếu tá Nguyễn Cao kỳ làm chỉ Huy Trưởng ( Nói như thế nhưng trên thực tế thì ban đầu Ong Lưu Kim Cương là người điều hành và khi ông ta sang chi huy KĐ vận tải Không Đoàn 33 chiến thuật ( Sư Đoàn 5 KQ sau này ) thì anh Nguyễn Ngọc Khoa ( Khoa Đen) thay thế.
Nhiệm vụ của BĐ là thả các toán DELTA dọc theo biên giới Miên-Việt ( ở vùng 2 và vùng 3) hoặc vào trong các mật khu của Địch quân như ở Tam Quan Bồng Sơn . Mỗi lần đi hành quân như thế kéo dài đến 3 hoặc 4 tuần lễ . Sau trận PLEIME đầu năm 1966 thì BĐ giao phần trách nhiệm lại cho các Đại đội TT của Mỹ và trở ra ĐNG sát nhập với BĐ ở đây và sau này Thành lập PĐ 219 như Khanh đã biết.
PĐ 219 có 4 đời Chỉ Huy Trưởng :
ĐỜI ĐẦU (Nhà Hồ) HỒ BẢO ĐỊNH.
ĐỜI THỨ 2 (Nhà Đặng) ĐẶNG VĂN PHƯỚC.
ĐỜI THỨ3 (Nhà Nguyễn) NGUYỄNVĂN NGHĨA.
ĐỜI CUỐI (Nhà Phạm) PHẠM ĐĂNG LUÂN.
TỌA LẠC : Phi Đoàn 219 đồn trú tại Không Đoàn 41 và PĐ đặt kế bên phía trái là Phi Đoàn 213 và bên phải là xưởng hàn, sau lưng PĐ là Phòng Nhân viên và phòng Tài chánh, trước mặt
PĐ là Parking . Sau này khoảng giữa năm 1971 người ta xây trước mặt PĐ một Phòng Khánh Tiết để tiếp khách của Sư Đoàn I Không Quân. Vì bị án ngữ trước mặt nên PĐ yêu cầu thay đổi vị trí và được chấp thuận cho chuyển xuồng khu cứu Hỏa bên cạnh Air America cũ , nơi mà trước kia mấy chàng có máu cờ bạc , hay nhờ các Anh Văn Thư mua hộ vài cái đùi gà chiên , để thay bữa cơm trưa , trong lúc đỏ đen , không thể bỏ đi được. Đến ngày 25 tháng 4 năm 1972 PĐ lại dời về NhaTrang và được đặt tại trại Bắc Bình Vương của Lực Lượng Đặc Biệt đã giải thể và giao lại, nằm cuối Phi Trường có đường ra khu chợ Phước Hải. Đến cuối năm 1973 sau tai nạn MẤT MÁY BAY . Để dễ kiểm soát máu truyền thống của Phi Đoàn 219, Sư Đoàn 2 Không Quân và Không Đoàn 62 Chiến Thuật buộc PĐ dời ra phía ngoài sát với Không Đoàn , đặt bên cạnh PĐ 215.
CƯ XÁ PĐ 219 : Đầu tiên PĐ 219 ở hai cư xá , một là 33 Thanh Sơn ĐNG cho mấy chàng độc thân , hai là số 4 Ba Đình ĐNG cho NVPH có gia đình, sau Thanh Sơn dời về số 3 Tự Đức ĐNG . Nơi này địch quân chú ý và đã có ý mưu đồ sát hại NVPH , Chúng cho hai cô gái trà trộn mở quán cơm , che lều bên cạnh tường CX , máy chàng rửng mỡ trưa chiều hay ra ngồi đấu láo , nhất là chàng Jim Khuê và Long Đen , rất may vì chúng gài mìn trong các lon bia và để trên cao , vô tình Anh Em dùng cơm xong đã bỏ về , còn lại Long Đen và Jim Khuê , mìn nổ các Bố lại ngồi ở ngoài và vì vây chỉ bị sây sát sơ sơ , Trời đất ơi các Bố lăn lóc, ôm đầu la toáng tưởng chừng như sắp chết, sau hai cô gái biến mất , truy tìm không ra và cũng từ đó nơi cổng Số 3 Tự Đức có thêm hai chú BK gác , để bao vệ NVPH .Sau cung dời về 104 Thống Nhất ĐNG . Khi PĐ dời về NTG , thi cư xá độc thân ở trong trại Bắc Bình Vương và có gia đình ở số 5C Trại Hàm Tử thuộc đường Lê Văn Duyệt NTG , trước mặt công Long Vân , nơi này trước kia là khu Gia Binh của LLĐB.
Tôi về Phi Đoàn vào cuối tháng 5 năm 1968, vào những tháng sắp sửa vào mùa mưa , nên thời tiết rất oi bức , những ngày này đi ký giấy Circuit Arrivee ở những nơi liên đới quản lý hành chánh, cấp phát quân trang ,vũ khí & tiền lương của một Quân Nhân, thật là vất vả vì từ bé đến giờ đây là lần đầu tiên đi xa và đến tận Đà Nẵng nơi mà khí hậu chưa quen thuộc.
Sau đó Tôi về trình diện đơn vị mới Phi Đoàn 219 cả 5 người được đưa vào diện kiến CHT đời thứ nhì ( Nhà Đặng ) Ong thật dễ dãi và gọi chief Mevo là Ch/u Phan Văn Tưởng & Ch/u Hồ Văn Nguyên vào nhận 5 người chúng Tôi Ba Tưởng biệt hiệu của Ong như vậy , vui vẻ hướng dẫn và cắt nghĩa cho chúng Tôi về Kỷ luật và phong cách làm việc của PĐ. Còn Anh Nguyên có cái đầu nhỏ bé và cả con người cũng nhỏ bé nhưng ra vẻ rất là hách xì xằng như là một CHT nhỏ vậy, và chẳng thấy Anh bay bao giờ cả.
Qua hôm sau chúng Tôi được đi bay ngay vi lúc đó PĐ đang thiếu Mevo mà nhu cầu Phi Vụ thì nhiều sau một tuần đi bay liên lạc và Huấn Luyện , chúngTôi được cho tiếp súc hành quân.
Lúc đầu Tôi thấy PĐ chỉ làm việc với CCN ở Non Nước gọi là trại FOB 4 & FOBI ở Phú Bài( do Th/t Hồ Châu Tuân chi Huy thay cho Th/T Đoàn Kim Tuần ( Tuấn con) trại này nằm cạnh TT.HL Đống Đa và ra Quảng Trị chi nhánh của Non Nước và Phú Bài do Th/T Phát chỉ huy - Sau này mới biệt phái Kon Tum FOB 2 Trại B15 con gọi là CĐ 2 XK kế đến biệt phái Ban Mê Thuộc (CCC) gọi là trại FOB 3 (B50) do Th/t Nguyễn Hương Rĩnh chỉ huy. Rồi sau này biệt phái Quảng Lợi ở Bình Long , và tiếp đến là làm việc cho NHA KỸ THUẬT do Đại Tá Đoàn Văn Nu chỉ huy bản Doanh bên cạnh trường đua Phú Thọ và trưc tiếp có Đại diện Không quân là Thiếu tá Dư Quốc Lương , rồi sau tăng Cường Trần Đức Viết của 219 và Phi Đoàn 219 còn làm việc cho Căn Cứ Huấn Luyện Biệt Kích Long Thành.
Rồi Đà Nẵng từ những cơn nóng cháy da của mùa Hè , đột nhiên Bão đến, những cơn mưa và gió giật rất mạnh , làm cây cối ngã đổ , mái nhà bị tróc nóc, tole bay loảng xoảng Tôi thật tình chưa được trông thấy bao giờ , trong khi Tôi đang lái chiếc xe Vespa, của Anh Phan Văn Thanh trước cổng Phi trường, thì gió làm cho xe không thể nào chạy được , mặc dù xe không bi hư hỏng, xuống dắt bộ cũng không xong , thế là đành phải bỏ xe lại bên lề đường , đi bộ về PĐ và lúc đó đi bộ cũng thật khó khăn. Sau nhờ bạn cùng khóa ra phụ đẩy xe về. Đó là hai kỷ niệm về thời tiết Tôi nhớ mãi, một là nắng nóng & hai là gió bão và lạnh buốt.
Còn Kỷ niệm về nghề nghiệp của buổi ban đầu thì thật là buồn cười, và cũng là những bài học kinh nghiệm sau này , làm Tôi nghiên cứu và rất khá về Kỹ thuật…. Khoảng tháng 7 năm 1968 buổi chiều xem Phi Lệnh thấy ghi 6 giờ sáng mai đi Non Nước , bay liên lạc với Anh Đinh quốc Thinh . Sáng hôm sau Tôi dây sớm lúc 4giờ 30 , vì ở số 3 đường Tự Đức hay đánh bài đêm nên khó ngủ , tà tà kéo lại cái khăn Phu la màu hoa cà mà Phi Đoàn phát , chạy xe ra ngã năm ăn sáng, Mới gọi ly bạc xỉu vì Tôi không biết uống cafe và một tô phở thi thằng Nghiêm đến la lên Trời đất ơi mày bay 5 giờ mà bây giờ còn ngồi đây. Thế là Tôi chạy bay ngay Vô Phi Trường , bỏ cả An Tín mà chạy( Hộp quẹt Zippo và bao thuốc con Mèo) vì đồng hồ vừa đúng 5 giờ. Phi lệnh đã được điều chỉnh giờ bay, khi vào tới nơi , chỉ kip chụp vội cái nón bay chạy ngay ra Phi Đạo , thì Phi Cơ đã được quay máy và sửa soạn Engage cánh quạt , theo quáng tính , Tôi vội mở nắp nhớt ra để kiểm tra , thì lập tức nhớt trong bình phun ra đầy mặt và quần áo, rất may mà mới mở máy chứ không bị phỏng nặng rồi , Anh Thinh vội leo xuống và đẩy Tôi lên máy bay, trong lúc trời còn tối , Anh Thinh nói Đi …lên nhanh lên kỹ thuật nó ra , trông tấy nó cười chết và Anh Thinh bay thẳng sang Non Nước , trong lúc mọi người vào ăn sáng , Tôi ở ngoài Parking cởi quần áo tắm giặt bằng xăng , cũng chỉ trong chốc lát thôi , sạch và khô ngay , sau đó vào Messhall , có nhiều người nhìn Tôi vì người Tôi bốc lên toàn mùi xăng và tay khô mốc trắng lên. Từ việc này Tôi hiểu thêm CH.34 chỉ có một loại đặc biệt la C H.34 Modern D được thiết kế khác với những Modern khac là Clutch không phải Engage bằng Hydraulic , mà bơm thẳng trực tiếp từ bình nhớt máy lên . Nhắc tới đây Tôi mới nhớ là hồi tháng 3 năm 1968 Tôi thực tập ở Cần Thơ , hình như Phi Đoàn 217 thì phải , hôm đó Tôi được cắt đi bay với Tr/u Quang bay liên lạc chở một Trung Tá hai Thiếu tá và 3 Đại úy từ BTL Quân Đoàn 4 đến Tiểu Khu Sa Đéc, vì không có chỗ đáp nên phải đáp tại sân vận động bên cạng đường cái , Ong Trung Tá nói làm việc một lát sẽ về ngay , nên PHĐ không phải vào, vậy mà chờ từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa , vẫn không thấy ai ra mời vào dùng cơm , Tr/u Quang , nhờ Tôi ra ngoài mua 3 ổ bánh mì và 3 bịch trà đá , ba thầy trò ngồi gặm bánh mì mãi cũng chẳng thấy ai ra , cho tới 14 giờ…. Mấy Quan mới lò dò đi ra và họ nói Tiểu Khu mời họ dùng cơm và vì mải làm việc nên quên mất PHĐ họ xin cáo lỗi…. Anh Quang nói Em cạy cái rơ le nằm ở dưới Pilots Pitch Stich ( thường hay gọi là colective) và Anh đề máy, nhưng máy cứ kêu cọc cọc- cọc mà không nổ. Anh bước xuống xin lỗi Tr/T vì máy bay bị yếu bình điện nên không thể nổ máy được , mà bình điện máy bay hiệu số điện thế đến 28 volt , nên bình xe hơi không thể phụ cho nổ được , hay là Tr/T nhờ quý vị đây đẩy lui Phi Cơ xuống đầu gôn , rồi tôi đề lại thử xem, các ngài Bộ Binh hăm hở đẩy lui máy bay và rồi đẩy tới , máy bay cứ đề , họ cứ đẩy và cứ cọc cọc rồi lại cọc cọc mãi cho đến cuối gôn bên kia Anh mới cho Tôi bỏ rờ le ra và rồi U..Uumm một tiếng , những hành khách hả hê vì đây là một chiến công mà họ đã làm cho phi cơ nổ lại được … Tôi thật hoang mang chẳng hiểu gì cả, trong khi đó trên cockpit hai phi công thi nhau cười và Anh Quang nói Mẫn ơi chú không được cười đấy nhé, họ nhốt hết bây giờ đó thật tình mà nói Tôi có hiểu gì đâu mà cười…. Khi về Anh Quang mới cắt nghĩa cho Tôi hiểu , và đây cũng là bài học kỹ thuật vui trong đời . Hồi đó các vị Sĩ Quan cao cấp bên Bộ Binh chưa hiểu gì về máy bay nhiều , sau này họ rất giỏi lại còn biết bay nữa , nhờ đi nhiểu và Pilot đã dạy họ lái.
Tiếp tục cho đến ngày 5 tháng10 năm 1968 (TAI NẠN CỦA PHĐ T.TRONG SÂM MẪN ) Ngày đầu tiên Tôi bị tai nạn , và cũng kể tù ngày Tôi về PĐ hôm nay mới có tai nạn. 3 PHĐ biệt phái FOB.I sáng sớm khi đến nơi ,3 chiếc đều đồng loạt múc một cái trước trại , đánh một vòng rồi mới đáp xuống , sau đó vào Messhall dùng bữa sáng theo khẩu phần của người Mỹ , rồi 3 trưởng PC là Anh Phan Văn Thanh Anh Nguyễn Tấn Trọng & Anh Nguyễn Tấn Hiền vào nghe Briefing còn lại vào CLUB uống nước , hay vào phòng nghỉ chơi bài hoặc Domino , các TPC họp xong , ra nhập vào đám đánh bài , tất cả standing by cho đến 10 giờ thì được lệnh đi thả một toán , ở phía Tây A SHAU gồm 7 troops Anh Phan Văn Thanh bay chiếc đầu thả 4 troops , còn Anh Nguyễn Tấn Trọng chiếc thứ nhì thả 3 troops Anh Nguyễn Tấn Hiền bay Air Cover , khi Đ/u Thanh xuống ở dưới địch quân bắn lên dữ dội , nhưng Đ/u Thanh chẳng nghe gì cả ( và mọi người cũng thường gọi Anh lá Thanh điếc ) , thả xong chiếc thứ nhì tiếp tục xuống , thả 3 troops còn lại , khi vừa cất cánh lên bay vòng để lấy hướng đi lên , thì Tôi thấy rõ ràng cò mất tên VC đang chạy và PC bị bắn trung mấy phát nghe Bộp..bộp… lúc đó Tôi thấy chùm giây điện trước cửa phòng hành khách bị cháy , Tôi vội tháo một găng tay ra đập , còn một găng kia Tôi chup vào chùm giây điện nó tắt ngay , thì bất ngờ , ở dưới VC bắn lên ngay trước chân Tôi , Tôi trông thấy rõ ràng sàn tàu mở ra , trong vài giây xăng phụt lên , Tôi vội đạp lên chỗ đó , thì liền bị thêm một phát nữa và Tôi thấy Transmission ở trên đầu bắt đầu chảy nhớt . Tôi báo Đ/u Trọng , Anh nói bịt nó lại , nhưng làm sao bịt được , lỗ đó vừa to lại vừa nóng , Đ/u Trọng nói tìm hướng đáp ,,,, thế là PC phải đáp khẩn cấp, sau khi xuống tới đất cỏ voi cao hơn cả máy bay , Đ/u Trọng nhẩy xuống và chay rất nhẹ nhàng , hình như Anh có võ thì phải, Th/u Sâm vội chụp cây đại liên và kêu Tôi ôm giây đạn , thật là khó chạy vì cỏ rất dày mà giây đạn thì có khía , nên cứ giật người lại , nghe đạn địch bắn cóc, cóc cóc, nghe trên đầu rào.. rào.. rào, Đ/u Hiền theo dõi chúng Tôi chạy Anh lao xuống rước , máy bay cao thế mà Đ/u Trọng nhẩy lên dễ dàng , Tôi và th/u Sâm leo lên không được, Một Y tá người Mỹ trên máy bay và Tr/s Năng lôi Tôi và Th/u Sâm lên, Anh Sâm lập tức nhẩy đến bên hông cửa sổ rút rulo ra và chỉa xuống , thấy vậy Tôi cũng theo quáng tính ,bắt chước núp bên cửa sổ , móc colt 45 ra lên đạn và cũng chỉa xuồng , nhưng lên đạn vài cái cơ bẩm chạy ra giữa , thôi chết hết đạn rồi , Tôi quê quá tiu nghỉu nghồi xuồng ghế, Thật là lính mới tò te. Sau đó Đ/u Thanh gọi PC oanh tạc , đến phá hủy máy bay… Khi về đến PĐ phi đoàn trưởng Tr/t Đặng văn Phước và Đ/T Khánh , ra bắt tay , ba người về từ đỉnh núi , rồi thưởng mỗi người một ly rượu mạnh, chỉ có vậy thôi… Buổi chiều PĐT Phước, mời toàn bộ Nhân Viên Phi Hành ra nhà Hàng Việt Nam, bên bờ sông Hàn, Mãi đến 31 tháng 12 năm 1968 , Từ Phi vụ này Tôi được một huy chương Phi Dũng Bội Tinh Cánh Chim Đồng ,Theo QĐ số 1108/TTM/TQT. Sau tai nạn này Tôi được thăng cấp HẠ SĨ , kể từ ngày 09 tháng 08 năm 1968 , do QĐ số 13903/PCHC ngày 26 tháng 11 năn 1968.
Ngày 30 tháng 11 năm 1968 ( TAI NẠN CỦA PHĐ MINH NĂM THÂN ) Bốn PHĐ biệt phái FOB.I Trưởng Phi cơ gồm Đ/u Phố Tr/u Minh Tr/u Sinh Tr/u Huờn và cũng như thường lệ khi bay ngang trại , phải làm động tác múc một vòng rồi mới đáp , có mấy tay trưởng trại người Mỹ , thích quay film , những chiếc máy bay CH.34 lượn trên bầu trời , trước cổng trại và phải nói 219 có nhiều tay múc và lượn lên rất đẹp , sau khi làm thủ tục ăn sáng , trưởng phi cơ vào nghe Briefing, những người khác vào phòng nghỉ . Tôi thấy chột bụng , vào nhà vệ sinh công cộng của Team , nơi đây được cất bằng gỗ và là nhà sàn , ở dưới có một thùng phi cắt ngang , trong đó có chứa một chất lỏng , để chống bốc mùi, dung dịch này giống như dầu gazon nhưng không phải , Tôi gặp Th/u Hướng Văn Năm ngồi kế bên , hai Anh Em tâm sự nhiều … Th/u Năm hỏi nhiều về gia đình Tôi và quan hệ giữa Tôi và Đ/u Phan Văn Thanh, Tôi không ngờ đây là lần tâm sự cuối cùng , của Th/u Hướng Văn Năm … Đang nói chuyện thì chợt nghe thấy tiếng H.34 sành ..sạch.. ngoài đường, Th/u Năm la lên , chết rồi Bay.. bay. Thế là hai Anh Em vội vàng vệ sinh và kéo áo bay lên thật lẹ làng phóng ra phía cổng, Th/u Năm người dong dỏng cao và chay thật nhanh , thế là phi vụ bắt đầu.
Lượn một vòng , 4 chiếc C H.34 lần lượt đáp xuống Phi Trường Cam Lộ , gọi là phi trường , nhưng đây chỉ là một đường đất , mới làm phẳng và hai bên còn đang đào , cống rãnh ngổn ngang. Sau một lát Leader vào ban chỉ huy làm việc trở ra và các Trưởng PC chụm nhau lại bàn tính , cuối cùng quyết định Anh Tr/u Nguyễn Kim Huờn ở lại, chỉ có 3 chiếc đi thôi, vì đây là một phi vụ đặc biệt, thả một Tù Binh về đơn vị gốc của Họ, và phía Mỹ đã Contact với Địch Quân , Họ đã sắp xếp vị trí đáp , ở khu vực gần đường mòn 922 Hạ Lào. Và Anh Huờn ở lại , theo yêu cầu của Tr/u Nguyễn Văn Minh ( còn gọi là Anh Minh Bánh Bèo ). Khoảng 14 giờ Ba chiếc H.34 lần lượt cất cánh và chỉ còn chấm nhỏ rồi mất hút tận chân trời… Còn lại ba thầy trò Huờn Long (đen) Mẫn, Tr/u Huờn tâm sự. Tôi là bạn thân của thằng Minh, vì Tôi mới ra PĐ có vài ngày , và đây cũng là phi vụ đầu tiên ở 219 nên thằng Minh nó không muốn Tôi đi , nên nó đã tình nguyện bay thế chỗ của Tôi .
Cho tới khoảng 16 giờ 30 , thi bắt đầu nghe tiếng H.34 và chỉ thấy có mộ chiếc bay về , mọi người giật mình và cảm thấy hoang mang, lúc đó mây bắt đầu thấp , và cứ nghĩ là họ còn đang trên mây, khi Đ/u Huỳnh Văn Phố ( còn gọi là Hoàng Phố trong Z 28 của Tống Văn Bình) đáp xuống và cho biết trong khi Đ/u Phố đáp xuống thả Tù Binh, thì hai chiếc Minh & Sinh Air cover ở trên vì Anh Minh & Sinh bay vòng chờ quá xa LZ ( Landing Zone) vì bảo mật nên khu vực khác Địch Quân không biết vì thế Họ bắn phòng không lên và trúng PC của Tr/u Minh , Thấy PC xịt khói trắng và đâm nhào xuống đất gẫy làm ba khúc không nghe tín hiệu gì cả , và chỉ trông thấy một nón trắng văng ra, ơ dưới Địch Quân bắn lên như đan lưới , biết không thể cứu được Anh bỏ về, nhưng Tr/u Tôn Thất Sinh còn ở lại tìm kiếm, rối mọi người chờ đợi , thật là sốt ruột và lo lắng… mãi đến 17 giở 30 Trời vừa hơi sẩm tối , mới nghe tiếng máy bay, nhưng không thấy đâu cả , Đ/u Phố vội lên mở vô tuyến và liên lạc , thi thấy Tr/u Sinh mờ mờ trong đám mây khói, vừa kịp chui xuống thì mây bít lại, Tr/u Sinh bước xuống máy bay và chay ngay lại chỗ Đ/u Phố , hỏi sao Anh Phố về sớm và báo tình hình của PHĐ MINH NĂM THÂN., lúc đó Đ/u Phố đang ngồi dưới một thân cây khô và nhỏ nhẹ trả lời Rồi hai người thân mật nói chuyện với nhau bằng tiếng Ả RẬP. Tr/u Sinh chẳng nói gì thêm và bỏ vể máy bay của mình, anh nói với Copilot của mình Anh Em khi làm việc ( ý nói Hành Quân) , phải thương yêu nhau như Anh Em ruột và như chính bản thân mình , Ai cũng chỉ có một sinh mạng , do Cha Mẹ khó nhọc sinh ra và dày công nuôi lớn , được thành người như chúng ta bây giờ, nếu mất đi một con người , có uổng phí lắm sao, nếu chúng ta cứu được một người , thử hỏi , có phải chúng ta đã báo đáp biết bao nhiêu công lao , sức lực của đấng sinh thành rồi không. Đây là câu nói của một thanh niên độc thân. Kể lại khi Tr/u Minh bị rớt , Anh Sinh bay lượn nhiều vòng , lúc xuồng thấp , lúc bay ra xa , cố gắng xem có ai còn sông sót , ở dưới đạn bắn lên cứ như mưa , Anh liên lạc vô tuyến cứ gọi … rồi gọi … xem Tr/u Minh hoặc Th/u Năm có còn ai trả lời không , nhưng vẫn bặt vô ấn tín, cuối cùng thất vọng , Anh đành quay trở về, nhưng khi trở về thì mây bít kín, cứ thế mà cỡi mây , Anh hỏi Copilot có bản đồ không , nhưng không ai mang theo cả , Anh hỏi xuống dưới Mevo Năng chú hỏi xem nhân viên Y Tá Người Mỹ, có mang theo bản đồ không ? nhưng người Y Tá này , chỉ có một cái bản đồ nhỏ ở khu vực LZ thôi. Rồi mò mẫm bay một lát sau , Mevo Năng la lên ở dưới hình như có anh đèn , Trời những tháng này mau tối lắm ( người ta có câu tháng 10 chưa cười đã tối ) vì tháng này bước vào tháng 10 ta rồi , Anh Sinh vội descends thật nhanh , may sao lại đúng phía dưới là Cam Lộ.
Từ ngày đó , Anh Tr/u Nguyễn Kim Huờn vừa kịp ký Circuit Arrivee về PĐ 219 , lại vội vã ký Circuit Dèpart , Anh đi cũng phải , vì đây là nỗi ám ảnh đau thương , mà một người bạn vì thương Anh đã thế chỗ cho Anh, chắc hẳn Anh còn phải nhớ mãi điều này….
Đầu năm 1969 ( Tai nạn của PHĐ LIÊM M.HÙNG LỢI ) Bị bắn cháy máy bay , tại A.Shau-A.lưới , khi rơi xuống , Tr/u Nguyễn Thanh Liêm và Th/u Bạch Manh Hùng bị phỏng nhẹ , Cộng quân phát hiện máy bay rơi , đến ngay lập tức , Họ dùng mã tấu phất cỏ để truy tìm , Mevo Nguyễn Văn Lợi chạy một nẻo… hai Pilot chạy một nẻo… Hai Anh bị mã tấu phất ngang đầu, cố nằm rạp xuống để tranh phát hiện, vì cỏ cao và day, nên địch quân không phát hiện được, chỉ nghe họ chửi đổng Mẹ Bố nó… mới rơi đây mà chúng nó đã chạy đâu mất Rồi Họ cũng sợ bị phục kích nên bỏ đi ngay. Cũng chính vì điều này, khi máy bay vòng chờ để tìm mà không thấy, suốt buổi sáng cho đến trưa , mới đón được hai Pilot, nhưng vẫn không thấy Mevo lợi đâu cả, và cho đến gần xế chiều , mới tìm ra Mevo Lợi . Sau chuyến này , Hai Pilot dưởng thương và về Bộ Tư Lệnh Không Quân, nhận nhiệm vụ mới , còn Mevo Lợi được nghỉ phép nhiều ngày , để ổn địng tinh than, vì không bị thương , nhưng sau đó , Mevo Lợi đã lạm dụng phép qúa lố đến vài tháng , và bị báo cáo đào ngũ. Sau phải rời PĐ.
Tháng 3 năm 1969 ( Tai nạn của PHĐ DU SƠN BÌNH ) bị bắn rơi gần Leghorse, Bị Địch Quân đuổi bắt , Tr/u Nguyễn Du chạy và bị bắn chết , còn Th/u Lê Long Sơn ( Sơn đen) , và Mevo Hồ Đắc Bình bị bắt , Cộng quân sợ hai người này chạy , nên bắt cởi bỏ giầy đi chân không, vì không quen đi chân không nên đau chân vô cùng. Chuyến này Đ/u Phước (Đạo dừa Leader ).
Ngày 4 tháng 4 năm 1969 17 tháng 3 Am Lịch (Tai nạn của PHĐ Tr/u TÔN THẤT SINH Th/U VŨ TÙNG H/S NGUYỄN VĂN PHƯƠNG). Nhận Phi vụ vào tiếp tế cho một toán Team ở ngã ba biên giới qua khỏi Leghorse , được biết địch quân rất đông , vả họ ở vị thế chắn ngang đường bay , vì vậy phải bay vòng qua một dãy núi rất xa, mới tiếp tế được , khi tiếp tế xong , Tr/u Sinh quyết định bay thẳng , không đi vòng nữa , khi bay ngang nơi địch quân , như đã được báo , ở dưới bắn lên như mưa, cuối cùng nghe được tiếng Anh Báo trên Vô Tuyến Tao bị thương rổi , rồi máy bay Anh bị đâm nhào xuống , cháy ngay lập tức , Hoả lực địch quân rất mạnh , không thể nào tiến sát nơi phi cơ của Anh rơi được , cho đến khi Fantom đến , dẹp bớt được hoả lực , cũng chỉ bay đến gần thôi, vì địch quân vẫn chống trả,trên cao quan sát thấy máy bay của Anh ,chỉ còn lại phần động cơ phía trước , như cái cùi bắp, hoàn toàn cháy rụi.
Ngày 17 Tháng 8 năm 1969 ( Tai nạn của PHĐ PHƯỚC đạo dừa COPILOT? NĂNG ) Phi vụ này thả Team gần Leghorse , khi đáp xuồng bị bắn , Mevo Trần Tuấn Năng bi thương nơi cánh tay và bàn tay trái , viên đạn trợt ngang mắt kinh Ray-ban làm gãy gong , nhờ mắt kính viên đạn trợt ra ngoài, Năng được giải ngũ từ dạo đó.Trong thời gian này , những Phi Công Hoa Kỳ của Phi Đoàn 361 PINK PANTHER, thuộc Bộ Tổng Hành Dinh Vũ trang Hoa Kỳ ở Pleiku , đã hết lời tán dương Phi Đoàn 219 KINGBEE và Đ/U Trần Văn Phước ( Phước Đạo dừa) trong bài viết trên tạp chí DIỀU HÂU (HAWK) của Không Lực Hoa Kỳ, và bài viết như sau :
KING BEES NHỮNG PHI CÔNG TRỰC THĂNG CỦA RIÊNG VIỆT NAM.
Chiếc trực thăng (TT) Choctaw cũ kỹ CH.34 đột ngột nghiêng cánh , nhanh chóng lao xuống LZ, những Biệt Kích Việt Nam (BKVN) rời khỏi chiếc Trực thăng thiện chiến. Một chiếc Slick Huey , Cobra AH.1G quan sát kỹ lưỡng, tiếng gầm rú trên đầu ngọc cây, xuất hiện chiếc thứ nhì hướng dẫn , bay cao ở phía trên là một chiếc Snake khác ,truy tìm sự phản ứng của địch quân, chiếc thứ nhì , trên chiếc này, những BKVN cuối cùng rời khỏi Choctaw, Phi Công kéo cần Colective stick bay lean, dể trống khu vực , cho chiếc Trực thăng tiếp theo, đưa BKVN vào trong LZ.
Cuộc Hành Quân vào miền đồi núi , của những trung tâm cao nguyên Việt Nam . Nó được thi hành một cách trôi chảy, với trình độ chuyên môn cao , đã được phô diễn bởi những người đồng tham dự như :. Những Phi Công bay trực thăng vũ trang Cobra, từ Phi Đoàn 361 Báo Hồng ( Pink Panther) của Bộ Tổng Hành Dinh Vũ Trang Hoa Kỳ , đồn trú tại Pleiku . và những chiếc CH.34 đã được lái bởi những thành viên của Không Quân Việt Nam Kingbees, đồn trú tại Đà Nẵng.
Hầu hết các Phi Công King Bee, đã được trải qua Huấn Luyện tại trường Lục Quân Hàng Không Hoa Kỳ, ở Fort Rucker , Alabama , còn toàn bộ những thành viên khác được tiếp nhận huấn luyện tại Việt Nam . Tiêu chuẩn thích hợp của một Phi Công rất cao, đôi khi còn cao hơn những quy định cần phải có , của những Phi Công Hoa Kỳ.Những điều kiện cần thiết của người Phi Công , phải kỷ luật như còn ở Hoa Kỳ , thêm vào đó, Học viên phải tốt nghiệp Học Viện.
Đ/U Hal Manns , một Phi Công Phi đoàn 361 giải thích , KQVN là một biệt đội bay trực thăng, trong những khu vực Hành Quân của chúng tôi. Nhiệm vụ của họ là chở Lính ; Họ không có vũ trang , vì vậy chúng tôi chuẩn bị vũ khí cung cấp và hộ tống trong cuộc chiến của Họ .
Manns nói tiếp ,Đôi lúc gặp những điều thú vị ,như là chúng tôi có ba công việc hoàn toàn khác nhau, ở trong cùng một nhiệm vụ.Không Quân Hoa Kỳ bảo vệ bầu trời ( FACs), KQVN lo về trực thăng vận chuyển Lính , Lục Quân chuẩn bị cung ứng vũ trang . Nhưng chúng tôi, tất cả là một phần của Nhóm, làm việc trong cùng một giới tuyến . Nhiệm vụ chúng tôi làhộ tống KQVN ,cho cả năm và chúng tôi trở thành thật sự la một Nhóm gắn bó .
Đ/UBob Garthwaite, một Phi Công Panther nói thêm Những Phi Công KQVN, đang nổi tiếng như Đ/U Phước chẳng hạn. Anh ta có thể làm hầu hết mọi điều , với chiếc CH.34 già nua của Anh ta. Tôi vừa trông thấy Anh ta bay vào LZ mà chỉ cao 150 bộ ( cao khoảng gần 46 mét ) những cây cối bao quanh ba cạnh , chỉ có một đường bay vào và Anh ta phải bay ra cùng một lối này . Dĩ nhiên Đ/U Phước đã bay được nhiều năm . Trên thực tế Anh ta đã có hơn 3,000 giờ bay ,của những lần bay trên những chiếc trực thăng này , tận dụng chúng chiến đấu.
Chuẩn Uy bậc bốn ( CWO ) Mac Fall , cũng bay với PĐ 361 giải thích Tôi chỉ vừa đủ 1,000 giờ bay, và tôi bắt đầu bay , từ khi ra trường hai năm trước đây. Cũng bởi thời gian bạn nhận 3,000 giờ , bạn thật sự là một Phi Công dày dạn.
Mc Fall còn nói tiếp Có một ngày chúng tôi được gọi về , chúng tôi là những toán không quan trọng, không thật sự ở trong nhiệm vụ , nhưng chúng tôi mở máy truyền tin của chúng tôi , vào tầng số chỉ huy . Nghe một chiếc trực thăng vũ trang đã gọi báo, Anh Ta đã bị bắn và đang đáp khẩn cấp vào trong LZ. Hầu như ngay khi đó, máy truyền tin phát lên bằng giọng tiếng Anh hơi rè…rè . Một trong những Phi Công KQVN trả lời, ( Bạn cleared để đáp đi ..Tôi đợi bạn ở LZ.) Phi Công KQVN đã bay kè theo vào cuộc hành quân, và như là một chiếc trực thăng thay thế sẵn, để dành trong trường hợp người nào đó, rơi vào hoàn cảnh khó và chúng tôi cần lúc khẩn cấp để lấy ra . Anh ta vượt ra khỏi , lấy độ cao , để lại tiếng sành sạch của cánh quạt máy bay vũ trang bị nạn ,bên trong LZ , đón phi hành đoàn an toàn trong tích tắc.
Chuẩn úy bậc bốn (CWO) Richard Fluharty, một Phi Công PĐ 361 nói vài tuần trước đây, chúng tôi mất liên lạc với Teams , suốt mùa mưa của cao nguyên . Chúng Tôi đang bay trong thung lũng phía Tây bắc Pleiku . Không Quân dọn dẹp cho chúng tôi vào khu vực hành quân , sau đó trời mưa đổ xuống. Chúng tôi do thám LZ và gọi Phi Công KQVN vào , cố vấn với họ về những chướng ngại địa thế trong LZ. Con chim đầu đàn bay vào ,rồi khởi hành bay ra theo sau là chiếc thứ nhì
Vào thời gian đó , không nơi nào báo trước sương mờ ngăn đường và mưa mù giăng lối . Chiếc tàu thứ nhì lao vào chở Lính ở trong LZ và bị bắn rất nhiều trong khi cất cánh.
Chúng tôi gọi về đơn vị khí tượng KQ, ở mặt đất và có sự suy đoán qua máy truyền tin rằng, chiếc tàu thứ nhì đã bị bắn rơi , nhưng chúng tôi phải bay xa khỏi LZ, bởi vì sương mù. Nhân viên truyền tin nói thêm rằng, Anh ta không thể trông thấy ngọn cây, từ nơi Anh ta đứng.
Bất thình lình, tất cả chúng tôi trông thấy một trực thăng KQVN, bay ra khỏi sương mù , chúng tôi nghĩ nó là chiếc thứ hai, nhưng chúng tôi kịp nhận ra là chiến thứ ba. Anh ta đã kè theo vào trong phi vụ , và ý thức nhận ra là con chim thứ hai đã bị tê liệt . Anh ta Hover chỉ vừa 150 bộ trên ngọn cây, trong khi dõi tìm Đồng Đội của mình , rồi đáp gần tàu đã rơi và chuyển khỏi mặt trận một cách thành công, những PHĐ gặp nạn không bị thương tích .
Fluharty nói thêm, Những người Cover đó thật tuyệt vời , họ làm mọi điều với những con chim của họ . Điều đó làm tôi sợ hãi . Họ đáp ở trong LZ , với chỉ có độ hở vài inches giữa vòng quay cánh quạt chính và cây rừng . Nói tóm lại, chúng tôi đề nghị vào hồ sơ cho Đ/U Phước, một huy chương NHÂN DŨNG BỘI TINH ( Distinguished Flying Cross ) .
Phi Công Cobra đã kết luận , Chúng tôi không bao giờ lo lắng khi có họ ở chung quanh , chúng tôi tin chắc rằng , Họ sẽ vào và đón chúng tôi nếu chúng tôi bị tai nạn .
Tháng 5 năm 1969 ( Tai nạn của PHĐ CROSSMAN THÁI TOẢN ) Ong Major Crossman là một Phi Công bay Fixwing và là một loại phi cơ phản lực , ông không rành về bay trực thăng, Ông về Phi đoàn 219 , Đ/u Phố và các Anh khác có huấn luyện ông bay, ông rất thông minh và tiếp thu rất nhanh, sau một thời gian gần một năm trời ông chuyên cần và đã ra được công nhận là Trưởng Phi Cơ, ông bay rất vững , và phải nói thật ,ông là người rất tốt và có đạo đức, tất cả các Cố Vấn chỉ có mình Ong là được mọi người quý mến và nhớ mãi…. Th/u Thái cũng vừa về Phi đoàn chưa bao lâu, đến Mevo Tr/s I Toản , cũng vừa chân ứơt chân ráo từ Phi đoàn 215 ra .
Nhận một Phi Vụ đón Team Local, Ong Crossman muốn đi thử một chuyến , nhưng khi nhận được chi tiết và địa điểm ở Núi Bạch Mã, Đ/u Nghĩa và Tr/u Phố khuyên Ong không nên đi , nhưng vì tự ái , nghĩ mình có thể bay vào được, thật tình lúc đó phi đoàn muốn từ chối nhận phi vụ này, vì định cắt một phi hành đoàn khác, tìm cách tiến đến gần LZ rồi thoái thác không vô được , vì nơi này gió xoáy và Turbulance đánh dữ dội, phi cơ khó có thể chịu đựng được , nhưng Ong Crossman cứ khăng khăng đòi đi , cuối cùng đành phải để ông bay vào đó, ( Không hiểu sao lúc đo, phòng hành quân lại cắt hai người mới theo Ong ) Đúng như dự đoán, khi Ong bay vào đến nơi, vừa Hover để Mevo Toản thả thang giây xuống, cho Team leo lên, thì Turbulance đánh dữ dội, Ong không thể Control được , máy bay rơi xuống ngay tại cho, lúc đó Mevo Toản mới ra Phi đoàn nhận nhiệm vụ, nghe nhiều người thêu dệt là phi đoàn 219 đi hành quân, hay bị bắn , nên Anh không dám đứng mà nằm xuồng sàn tàu , Anh cũng không biết đây là Team local , nên khi Tàu đập xuống đất, Anh bị dập ngực xuông sàn chấn thương chết ngaylúc đó, phi đoàn phải nhờ Không Quân Hoa Kỳ, giúp cứu hai Pilot và Team ra , KQ Hoa Ky; cử một chiếc Trực Thăng CH.53, loại này rất mạnh , to lớn hơn C H.34 , khi chiếc trực thăng CH.53 dến nới, Hover thả Hoist xuồng , vì là Hoist, nên chỉ lên được từng người một , Ong Crossman nhường cho Th/u Thái lên trước, nhưng khi hoist kéo Th/u Thái gần lên đến máy bay, thì chiếc CH.53 này cũng không chịu nổi gió xoáy và Turbulance, nên cũng bị rớt xuống ngay, thật không may cho Th/u Thái phi cơ to lớn rơi xuồng đã đè chết Anh. Lúc đó , Major Crossman buộc phải theo Team đi đường bộ về , Sau này Ong Crossman rất ân hận, vì đã không nghe lời Anh Phố, Ong xấu hổ và xin về nước, thật tội nghiệp cho Ong, vì là người có đức tánh tốt sẽ khó tha thứ những lỗi lầm của mình , và sẽ làm ông ân hân, ám ảnh ông…
Cũng trong tháng này, Tôi còn nhớ lần đó PHĐ TƯỞNG THU MẪN Biệt phái lên Kontum, máy bay quan sát đã tìm thấy một toán Team mất tích hơn 6 tháng trời , theo tín hiệu Si nhan ( signal) thì hoàn toàn không đúng , nhưng theo một vài nhận định, thì họ là những toán Team bị mất liên lạc , Trưởng trại B.15 và trung tá Hoa Kỳ tại đây, yêu cầu Anh Tưởng thử bay lên tìm hiểu, nếu có thể tin tưởng hay có tín hiệu đúng thì đón , đồng thời lúc đó điện từ Nha Kỹ thuật, do Đại Tá Đoàn văn Nu chỉ thị, bằng mọi giá phải đón họ, lúc đó là buổi chiều gần sẩm tối , Anh Tưởng bay vòng qua lại LZ nhiều vòng , trời một lúc một tối dần, mà LZ lại vào vị trí nửa đường từ B.15 đến sông Mekong , Anh Tưởng quyết định xuống thấp, nếu họ không có phản ứng tất nhiên không phải địch quân , khi xuông thấp bay từ từ xem phản ứng, thấy họ bật hộp quẹt Zippo tôi yên chí , Anh Tưởng nói Mẫn ơi nếu chú thấy họ có động tịnh gì là chơi liền nghe không rồi Anh đáp xuống ba troops nhẩy ngay lên tàu, họ lộ vẻ mừng rỡ , Anh Thu nói với xuống Mẫn ơi coi chừng họ bóp cổ chú đó Tôi trả lời Em nhận ra họ rồi Anh Thu đùa thêm ừ nó bóp cổ bây giờ đó rồi Anh cười khà khà … Tôi đưa cho họ bao thuốc con mèo nho, họ vui mừng vì từ đả lâu, họ không còn thuốc lá , họ rít những hơi thuốc mà thấy tội nghiệp , Tôi còn nhớ những người này, lúc chúng tôi thả 5 troops , họ mang theo tiền ba loại Lào . Cam Bốt , và tiền Cụ Hồ, họ bỏ mọi thứ trang bị vào trong những thùng nhựa vuông màu đen, rồi chôn một chỗ trong rừng nơi họ đã đánh dấu. Trong nhóm có hai người là dân bản sứ Lào , Sau khi về làng của những người Lào này , hai người này làm phản ba người còn lại phải chạy thục mạng, bơi qua sông Mekong , bỏ luôn máy truyền tin 74, khi bơi qua sông tư đó họ mất liên lạc , sau nhiều ngày hết lương thực họ phải ăn lá cây. Trong khóa huấn luyện mưu sinh thoát hiểm có cho biết, những cây có lá non màu đỏ có thể ăn được, còn vài bịch hành , cà rốt khô trong P.I.R họ ngậm trong miệng từ từ để lấy mùi vị và cầm hơi , họ nói nếu máy bay không đón, thì họ sẽ phải lội bộ về.
Ngày 01 Tháng 6 năm 1969 ( Tai nạn của PHĐ KHÚC COPILOT ? VỮNG ) Hôm đó Anh Khúc nhận được lệnh thả một toán team ở Quảng Ngãi, đây cũng là một phi vụ thả team local, khi đến LZ là một thửa ruộng lởm chởm , Anh Khúc vì đáp xuống ruộng quá nhanh, đã
Làm cho thao tác đáp xuống trở thành Forced Landing, và vì Flare đuôi quá nhanh , đập mạnh xuống đất, Tàu xốc mạnh tưng lên, gía súng không lốc lại, nên súng Đại Liên đập mạnh vào mặt Hà Khắc Vững . Anh đã chết ngay sau đó.
Đến tháng 6 năm 1969 Anh Đ/u Trần Văn Luân rời Phi Đoàn về Học Sĩ Quan Tham Mưu .
Trong những ngày tháng này, có một lần tôi đi bay với Tr/u Phạm Ngọc Xuân, Tr/u Nguyễn Quý An Leader tại Kontum , đi rước một toán, trước khi bay Anh Xuân có dặn tôi, bãi đáp hơi Slope và cây cối chung quanh lại cao. Team đã dùng cưa máy cưa trống một khoảng làm bãi đáp , họ đã cắt còn gốc hơi cao , khi Anh đáp Em nhớ Clear thật kỹ nhé… Khi đến LZ Anh Xuân xuống rất nhanh , và cây cối chung quanh có cao thật , Anh Flare lại … Tôi la lên coi chừng cây… và nghe bộp … bộp …bộp không kịp nữa rồi, chong chóng đuôi đã chặt vào cây , máy bay đáp xuống đuôi rung dữ dội , Anh Xuân nói để Tao cất cánh lấy Air speed thử coi … Nhưng vừa dở lean, thân máy bay quay một vòng, Anh Xuân vội đè cần colective ( pitch stich) xuống phi cơ ịn thẳng xuống mặt đất, lúc đó máy bay chỉ nhích xuống phía dưới dốc một chút xíu thôi, có thể làm cây nó đội lên ghế Mevo, là người Phạm Minh Mẫn sẽ bị đưa lên trên đội lên ghế Pilot , và đầu chắc phải chui vào ngực của mình mà trốn thôi, thật là may,lúc đó cây nó lại đội lên trước mặt , tôi phải dạng chân ra , và đúng là may that, vì chính nhờ gốc cây này, đã kềm máy bay lại , làm cho nó không bị lật ngang , và không bị ngẫu lực xoắn, làm máy bay xoat tròn theo trục quay . Thật là hú hồn, lúc bấy giờ tôi không còn biết làm gì nữa cả, ngay khi đo, Anh Nguyễn Quý An bay ở phía trên, muốn xuống nhưng không có chỗ nào để đáp , cuối cùng Anh quyết định đáp trên Rotor head, gác một bánh trên bầu tròn chính giữa Main rotor , lúc bấy giờ tôi rất lúng túng một tay cầm Form( sổ ghi quá trình kỹ thuật lúc xuyên phi ) và bình chữa lửa , con tay kia ôm súng đại liên 30 , trong lúc đó ông già Tưởng thả hoist xuống , Tôi chần chừ ,hai tay ôm súng và những vật dụng khác thì làm thế nào để leo lên đây , Ong già tưởng rút hoist lean, rồi leo xuông la lên liệng hết đi thằng cù lần , thế là tôi quăng sạch . Ong Tưởng chỉ vào cây súng tôi lượm lại và đưa lên cho Ong , trong khi đó Anh Xuân và Anh Yên râu đã leo lên máy bay phía trên rồi , Tôi lúc bấy giờ mới leo lên Copitch và trèo lên máy bay phía trên. (Câu chuyện này không biết Anh An và Anh Xuân còn nhớ không Sau này được Tr/u covy của CĐ 2 Nguyễn hữu Thọ kể lại đó cũng là kỷ niệm của Thọ nhảy toán lần đầu tiên kể từ ngày về đơn vị Biệt Kích.)
Khoảng 10 ngày sau tai nạn của Anh Hà Khắc Vững và cũng trong kỳ biệt phái này, thì PĐ 219 gặp một tai nạn thật là nặng nề đó là ( Tai nạn của hai PHĐ TRUNG KIỆT ĐỨC & AN KHẢI TƯỞNG ) Sáng hôm đó Trưởng Trại B15 và Th/T Chỉ Huy phía Hoa Ky, yêu cầu Biệt Đội 219, biệt phái tại KonTum, bay đủ 6 chiếc trực thăng lên ĐắcTô trực , để đón Đại Đội Biệt Kích trở về , 8 giờ sáng , lần lượt 6 chiếc CH.34 rulley trên taxiway, từ hướng Tân Cảnh, rồi vào Parking phía trái của Phi Đạo , Hai bên Phi Đạo Đắc To, lúc này có những ống cống , bắng tol dợn sóng mái vòm, đặt rải rác khắp nơi, có một vài công sự phòng thủ bỏ hoang , Tân dụng những công sự phòng thủ này, trong lúc Standingby PHĐ cùng nhau sát phạt , tôi con nhớ có lần đang đỏ đen, say mê binh sập xám, thì địch quân pháo kích ngay váo sân bay , lúc đó Anh Trần Quang Trọng đang mậu binh , bài ai nấy giữ và cứ thế mà chạy, một lát sau khi ngưng pháo kích , mọi người mới trở ra , thì có một Anh…. lúc đó ai có mặt cũng đều bật cười, và có lẽ phải nhớ mãi đến ngày nay , mọi người ra rồi mà Anh vẫn còn trốn trong ống cống, buồn cười là ống cống để sát mặt đất , không chui vào được chi lọt có cái đầu , vậy mà Anh ấy vẩn đứng , đầu ở trong ống cống mông chổng lên trời , có lẽ Anh nghĩ bảo vệ đầu là an toàn nhất, Ay vậy mà tôi cũng có lần gặp tình huống tương tự , ngay tại B.15 , khoảng hai ba giờ sáng khi nghe pháo kích tôi vọt chạy ra , thi ngay trước cửa phòng có ụ pháo của trại , họ bắn trả lại địch quân , khi nghe tiếng nổ đâu kịp nhận ra là mình bắn đi , tôi hoảng hồn chạy ngược trở lại phòng ngủ và không biết làm thế nào để phòng thủ , bèn lấy đại cái mền cuốn ngang đầu cho chắc ăn, rồi chui vào gầm giường mà trốn.
Nhắc lại khi 6 chiếc đã vào Parking, các TPC vào lều chỉ huy để nghe Briefing, trong khi đó thì đại đội đang đối đầu với địch quân, và quân địch chỉ toàn những chàng trai trẻ và như say thuốc , họ điên cuồng chiến đấu , vì vậy đại đội biệt kích yêu cầu trực thăng khoan vào đón , để cho tình hình lắng dịu, mãi cho đến khoảng 10 giờ thì lệnh hành quân mới được tiến hành Kingbee mới khởi h cất cánh , LZ nằm ở vị trí phía Tây của Leghorse, một đồi thấp nằm gần một khe suối .
Khi Anh Nguyễn Quý An vào đáp thì địch quân bắn lên dữ dội, Anh cố gắng đón được một toán, chiếc thứ nhì tiếp tục vào . chiếc này bị bắn rơi ngay tại chỗ ( Không nhớ PHĐ này là ai) , Anh An quay lai đón ngay PHĐ bi bắn rơi và quay trơ về , trong lúc đó địch quân đã nắm được toạ dộ đáp của trực thăng , vì vậy chiếc TT thứ ba do Anh TRUNG lái , khi máy bay vứa đáp xuống thì địch quân đã pháo vào trúng ngay Copitch phía bên trái ,Copilot là THÁI ANH KIỆT bị trực tiếp hứng viên đạn , Anh Trung nhẩy xuống khỏi may bay, chay vào công sự , trong lúc đó Mevo TRẦN VĂN ĐỨC chua biết Th/u Kiệt bị trúng đạn , đứng ở dưới Đức nắm chân Th/u Kiệt mà lắc Anh Kiệt xuống …Anh Kiệt không nghe trả lòi Đức đẩy ghế Pilot chui lên . Thật là kinh hoàng , Th/u Kiệt mất một vai trái và đầu văng đi đâu mất , những giây điện trên copitch bị đứt và cuốn ngang cổ Th/u Kiệt , cộng thêm máu thấm vào trông như những sợi gân đong đưa trên cổ , Mevo Đức kinh hoàng vội vàng tụt xuống và chạy vào công sự , Một lát sau địch quân pháo thêm lần nữa, máy bay bị cháy và lần này thì Th/u Thái Anh Kiệt vĩnh viễn không thể về với gia dình và Đồng Đội được nữa , dù chỉ là hài cốt , Anh đã hy sinh thật Anh dũng để lại sau lưng bao nhiêu bạn bè đồng đội và người thân một nỗi sót thương đau đớn vô vàn …từ đó chiến tranh đã chấm dứt với Anh , Tôi nhớ có một câu nói của PLATE một nhà văn đã nói ONLY THE DEAD HAVE BEEN THE END OF WAR , tiếp sau đó Anh An nhiều lần xuống đáp nhưng đều gặp sự chống trả mănh liệt của địch quân, không làm thế nào vào được cả, đành phải quay về , tính kế khác , khi về đến Đắc Tô Anh được nghe qua máy truyền tin của một radioman khuyên Anh không nên bay vào , để ĐĐBK tỉm cách di chuyển ra hướng khác ngoài tầm ngắm của địch quân , nhưng Anh ta nói thòng thêm một câu , tuy vây nhưng tùy Leader định liệu. Anh An cứ suy tính mãi , và đi đến quyết định , không thể để PHĐ nằm lại qua đêm trong LZ được , rồi Anh nghĩ , có lẽ phải lợi dụng lúc trời tối trong khi đó địch quân sửa sọan dùng cơm , và không ngờ máy bay lại đáp ban đêm , quả là đoán như thần , Anh liên lạc trước với PHĐ ở dưới, đúng 19 giờ Anh cất cánh bay thẳng đến LZ , vừa đến nơi Anh lao thẳng xuống không cần đánh vòng , bật Landing light là đáp ngay , địch quân không kịp trở tay , Khi vừa cất cánh , địch quân mới vội vàng bắn vói theo, nhưng không kịp , phi cơ đã lên cao và qua khỏi tầm bắn…
Qua ngày hôm sau misson vẫn còn tiếp tục , và máy bay chỉ còn lại bốn chiếc , buổi sáng khi lên đến nơi , Anh An quyết định lên hai chiếc là Anh An và Anh Xuân cùng với hai chiếc gunship và một chiềc O.2 vì Anh cũng muốn tình huống bất ngờ khi bay vào đến LZ Anh cũng vội đáp ngay, nhưng không ngờ địch quân cũng đã chuẩn bị trước , khi Anh vừa đáp xuống thì bị pháo ngay vào đông cơ máy bay , làm tắt máy ngay lập tức , Anh Nguyễn Quý An và copilot Dương Văn Khải, chạy kịp lên đồi vào công sự , trong lúc đó vì bị dằn mạnh ông Mevo già Ch/u Phan Văn Tưởng bị thương nơi chân , khi chui được ra khỏi máy bay , thì bị main blade còn quay chậm đập vào đùi và mông làm ông bị gãy chân , Trong lúc đó tôi đi với Anh Phạm Ngọc Xuân đang bay cover ở trên cao ,khi máy bay vừa rơi xuống Anh xuân vội liên lạc ngay An …nghe không An … rồi Anh lại tiếp tục An… nghe không An … cú như thế rất nhiều lần sau Anh la lên một tiếng Chết hết … Rồi…| thật là não lòng giọng của Anh đã làm cả tôi lẫn Anh Yên bật rơi nước mắt , không khí bi quan bao trùm cả bầu trời , cuối cùng cũng nghe được giọng Anh An trong vô tuyến , Anh ra lệnh không được đáp , vì lúc này địch đang tấn công và bắn nhau dữ dội , Anh Xuân và tất cả các PHĐ khác phải quay về chờ lệnh ,tiếp thêm nhiên liệu , sau đó liên lạc về Phi đoàn ở Đà Nẵng , lập tức tấp cả các Staff vội vành lên đường bay thẳng lên Đắc Tô, gồm có các Anh Th/T CHT Đặng Văn Phước , Anh Trần Văn Luân , Anh Nguyễn Hữu Lộc và Anh Nguyễn Văn Tưởng , Khi các Staff bay lên đến nơi cũng chỉ là thị sát thôi vì tình huống lúc bấy giờ không cho phép một chiếc nào xuống nữa cả , mặc dù Ong già Tưởng bị thương nặng không đi được , và cuối cùng Anh An điện về cho hay là Team sẽ phải di chuyển vì lúc này hai bên đang đụng độ khốc liệt, Nước dọc theo con suối nho, đã chuyển sang màu đỏ, vì người chết quá nhiều dọc theo hai bên bờ suối , không thể uống được nước này nữa , chính vì vậy Đai đội biệt kích và Phi hành Đoàn của Anh An phải di chuyển . Ong già Tưởng sẽ do một số Anh Em Team thay thế kéo ông đi , Họ dùng hai cây rừng buộc cái mền hoặc cái Pông sô cho Ong nằm trên đó , một người kéo ông đi .Trong lúc đó những PHĐ ở Đắc To, thấp thỏm chờ đợi … mãi cho đến chiều mới được tin từ một Radioman báo về, họ đã di chuyển được xa vùng địch quân , đang tìm bãi để trực thăng có thể đáp được , Rồi việc phải đến cũng đã đến , Nhận tin báo cho biết LZ đã hoàn tất , Cuối cùng PHĐ của Anh An cũng đã được đón về , chấm dứt nỗi đau đớn xé thịt mà Ong già Tưởng phải chịu đựng trong suốt đoạn đường di chuyển , vì bị kéo lê nhiều cây số đường rừng. Sau vụ này Ong già Tưởng được giải ngũ với cái chân bị thương tật.
Cũng trong tháng này, Anh Trần Văn Luân rời Phi Đoàn, giao CH Phó lại cho Anh Nghĩa & Anh Lộc thay Thế chức vụ Trưởng PHQ.
Tháng 8 năm 1969 (Tai nạn cúa PHĐ VINH COPILOT? THANH ) Tai nạn này ở Kontum , buổi sáng được lệnh lên tiếp tế cho đồi H.four, đồi này thoai thỏai không cao nhưng gió xoay rất mạnh , dễ bị turbulance nếu tay lái không vững có thể bị mất tua, Anh Be cũng đã rớt tại nơi này và bị bể xương dầu phải lót một miếng Platin trên dầu. Và đúng như vậy,Khi Anh Vinh bay đến đồi H.four, đã bị turbulence làm phi cơ rung chuyển không điều khiển được, bị rơi phía dưới sát hàng rào phòng thủ, Phi Cơ bị lật ngang, Hai Pilot chay xuống phía dưới dốc, còn Mevo Thanh có kinh nghiệm hơn, Anh nghĩ máy bay bị lật ngang xăng sẽ chảy ra và theo triền dốc xăng sẽ xuôi theo đó nếu PC bốc cháy sẽ bị cháy theo, vì vậy Anh chạy ngược lên đồi , và tai nạn đã xảy ra, Anh đạp trung mìn CÓC , và bị mất đi bàn chân trái, Sau khi trị thương đã lành hẳn , Anh được giải ngũ.
Tiếp đến tháng 9 năm 1969 Anh Nghĩa rời Phi Đoàn sang Mỹ làm sĩ quan liên lạc tại Fort Wolters. TX.Tôi được lên cấp HẠ SĨ NHẤT Đặc cách kể từ ngày 01 tháng 09 năm 1969 theo QĐ số 55252/TTM/KQ ngày 29 tháng 09 năm 1969. Lúc đó các khóa đàn Em ra trường đều là Trung Sĩ . Chính vì điều này Bộ Tư Lệnh KQ mới điều chỉnh lai cho Tôi là lên TRUNG SĨ diều chỉnh kể từ ngày 18 tháng 07 năm 1969 theo QĐ số 5290/TTM/KQ ngày 11 tháng 04 năm 1970
Đến cuốn năm 1969 tiếp tục Anh Tống Phước Hảo & Anh Đỗ Văn Hiếu cũng sang Hoa Kỳ làm Sĩ Quan Liên lạc tại Fort Hunter.
Lúc này Anh Nguyễn Hưu Lộc thay thế Phi Đoàn Phó.
Ngày 11 tháng 05 năm 1970 (Tai nạn của hai PHĐ VƯỢNG SANG TRUẬT & CUNG ĐẠT LIÊN ) Lần biệt phái này Biệt Đội 219 tại B.15 Kontum chỉ làm việc có 4 PHĐ gồm có Flight Leader Anh Nguyễn Văn Tưởng và Trưởng Phi cơ 3 chiếc còn lại là Anh Ngô Viết Vượng & Anh Đặng Văn Cung đều là I.P ( huấn luyện pilot )của Phi Đoàn con Anh Trần Văn Long lúc đó vừa mới ra Hoa Tiêu Chánh , Vì chỉ có 4 Crews và đến 3 người là I.P nên Anh Tưởng chi cho mỗi ngày bay 3 Crews để Anh Em còn có thời gian nghỉ ngơi , Hàng ngày 3 PHĐ đều bay lên Đức Cơ, trực ở đó chờ Trưởng trại có việc Họ báo vào Briefing , thời gian này chiến trường Cambốt ( CamBuchia) đang sôi động, vì vậy Bộ Tư Lệnh Không Quân Việt Nam , yêu cầu Phi Đoàn 219 về Tây Ninh tăng cường làm việc cho Tiểu Khu Tây Ninh , chính vì thế Phi Đoàn 219 rất bận rộn trong thời gian này.
Sáng sớm ngày 11 tháng 05 năm 1970 , Anh Tưởng đến phiên được nghỉ Anh cùng Copilot và Mevo Nguyễn Thanh Cần ra phố sớm để ăn sáng , ba Phi Hành Đoàn làm việc sửa soạn lên đường bay lên Đức Cơ , khí hậu lúc này vì là mùa mưa, nên ẩm thấp , mặc dù đã hơn 8 giờ sáng nhưng sương mù lất phất chưa tan , Mọi thủ tục check tàu trước khi bay đã hoàn tất , cả ba chiếc lần lượt cất cánh bay thẳng về hướng Đức Cơ , khi gần đến làng Pleizơhai trời bắt đầu mưa , và Anh Cung yêu cầu tất cả Monter lên cao, để có thể tránh mưa ở dưới thấp , trời mỗi lúc lại càng mưa lớn hơn , mây mù khắp nơi , càng lên cao càng đen trời , Anh Trần Văn Long cảm thấy tài năng của mình có giới hạn . Vì mấy tháng vừa qua Anh bị Mevo Công méo trong buổi họp của Phi Đoàn đã tố cao Anh là Đ/U Long đáp LegHorse 2,700 2,800 xuống còn 2,350 thế là Đ/U Long bị huấn luyện lại và cho xuống Copil pilot một thời gian nữa .Lần này đáng lẽ Anh bay với Mevo Trần Văn Liên, vì Liên mới về, nhưng Anh Tưởng xét thấy hai Anh Em không thể bay chung một chiếc được vì vậy đẩy Tôi xuống bay chung với Anh Long. Lúc này Anh Long biết mình không đủ khả năng đã lên tiếng trong Interphone Đ/U ơi Đ/U tôi bay không nổi tôi muốn quay trở lại Anh Vượng mới trả lời Ừ thằng Cung thằng Long thấy đi không được thì quay lại đi… Anh Long lập Tức descends xuống . Câu nói của Anh Vượng lúc đó thật là thiếu cẩn thận đối với Anh Cung vì giữa hai Anh đều là I.P cả như vậy làm sao Anh Cung quay trở lại được . Nói về Anh Long , khi cho Phi Cơ xuống mây mưa càng lúc càng nhiều, không thấy đâu là trời đất cả ,thình lình Tôi trông thấy những thửa ruông vuông , vuông lờ mờ phía dưới càng lúc càng dâng lên mặt , Tôi vội la lên coi chừng tới đất đó , Anh Long vội recovery và Phi cơ vừa gần chấm mái nhà của người dân tộc thiểu số tại đây , và đây cũng là làng Pleizơhai ( mà dân KonTum thường gọi là làng Ma Lai ) , Phía mặt đất vẫn còn mưa , Anh Long phải vừa bay vừa Hover từ từ , quay về KonTum, trong vô tuyến của Máy bay Tôi nghe được giọng của Anh Cung nhắc nhở Qua trái núi Qua phải…núi rồi một lát sau Tôi nghe tiếp cũng giọng của Anh Cung, Vượng ơi! Mày dắt như vậy là giết hết Anh Em rồi….. Và đó là tiếng nói cuối cùng của Anh mà Tôi đã được nghe.
Nói về Anh Long , sau đó gọi nhiều lần cho anh Vượng và Anh Cung , nhưng không nghe ai trả lời cả , Anh vội vàng lầm lũi bay về , nhưng thật tình không biết tâm trang Anh lúc đó như thế nào , chỉ có Anh Yên là có thể đoán được thôi, vì Anh Yên ngồi kế bên, còn Tôi thì không nghe Anh phát biểu điều gì cả , khi bay về tới KonTum Anh bay thẳng ra Phố và cứ thế vòng vòng chung quanh Phố chính, đường Lê Thánh Tôn. Bay nhiều vòng xong, Anh quay về đáp xuống Parking B.15 , chờ một lát thì qủa thật PHĐ Anh Tưởng vội vã quay về trại , Anh chay ngay ra Parking hỏi Chuyện gì vậy Long Anh Long mếu máo Anh Vượng & Cung bay vô mây không liên lạc được Anh Tưởng nói Chắc tụi nó bay tới Đức Cơ rồi chứ gì Anh Tưởng lên máy bay không mở máy mà chỉ mở vô tuyến gọi thử , cũng không nghe trả lời , Anh Tưởng vội vào Bộ Chỉ Huy của Chiến Đoàn , nhờ gọi thẳng lên Đức Cơ , hỏi xem hai chiếc đã đáp chưa , và được biết chưa có chiếc nào đến Đức Cơ cả , Bấy giờ anh mới hoảng , chạy thẳng ra Phi Cơ mở máy tiếp tục gọi , Trời bắt đầu Clear và nắng bắt đầu toả xuống vạn vật , Anh Tưởng và Anh Long mỗi người một chiếc bay lên và thi nhau gọi Vượng nghe không Vượng … Cung nghe không Cung … và cứ thế Hai Anh thi nhau gọi , sau đó Anh Tưởng gọi về Phi Trường Cù Hanh ( PleiKu ) hỏi xem có chiếc nào đáp không , Nhưng ở đó họ cũng trả lời không thấy , rồi Anh Tưởng hỏi các Đài không Lưu ở khắp nơi, nơi nào có thể liên lạc được Anh đều hỏi, nhưng vô vọng, không ai phát hiện thấy hai chiếc trực thăng này cả , Hai Anh cứ tiếp tục hỏi và bay vòng trên núi cao ngăn đôi giữa KonTum và Đức Cơ , nói rõ hơn dãy núi này ngăn cách giữa làng Pleizơhai và làng PleizơReng ( Đồn của LL.ĐB gọi là Lệ Minh ) và cứ thế mà bay vòng cho đến trưa khoảng gần 12 giờ đang bay trên đỉnh núi , thì bất chợt Tôi nhận thấy có một vài nhánh cây, mới gẫy trên ngọn còn tươi, Tôi vội báo ngay cho Anh Long Anh Long ơi hướng ba giờ có nhánh cây bị gẫy Anh Long hỏi ngay Đâu đâu và lập tức Anh quay lại Anh bay từ từ theo dấu nhánh cây gẫy một đoạn xa , lúc này nhìn xuống phía dưới thấy một máy bay bị gẫy làm ba , nhìn xuống máy bay rất nhỏ , chứng tỏ cây ở đây rất cao , Anh Long gọi ngay cho Anh Tưởng. Hai Anh cứ từ từ bay vòng, lấy rộng ra lần lần , chúng tôi 6 người cứ thế mà dán mắt xuống dưới rừng tìm kiếm , cuối cùng Anh Tưởng trông thấy một người đang cầm miếng vải đỏ ở dưới thung lũng xâu cách xa chỗ rơi máy bay nhiều cây số , đàu đội nón nâu như lính Nhẩy Dù hay Biệt Động quân , đang ra tín hiệu , Anh Tưởng và chúng tôi đều nghĩ , không biết người này đang ra dấu cái gì, vì nếu là Lính hay là NVPH ít nhất cũng phải biết sử dụng miếng vải Si nhan ( Signal) . Anh ta là ai và muốn gì , Anh ta sử dụng miếng vải đưa lên đưa xuống như vẩy nước ở trong khăn cho khô , Anh Tưởng cũng phải xuống gần xem sao đã … Anh cũng lo vì thung lũng này bao quanh là núi , nếu có tình huống gì rất khó phản ứng , gần xuống đến nơi Anh phát hiện ra Mevo Trần Văn Liên. Anh la lên Long ơi Long … Thằng Liên … Long ơi Anh Long hoảng hồn Thằng Liên hả Đ/U … rồi Anh quay qua Copil Yên nói trong nghẹn ngào Yên ơi… Yên …mày bay đi tao chết… rồi Anh buông cần lái , không biết tâm trạng Anh Long lúc đó thế nào , và Anh chẳng nói được gì nữa cả … Trong khi đó Anh Tưởng không thể xuống được nữa vì dưới đó quá xâu , Anh nói với Mevo Nguyễn Thanh Cần ra dấu cho nó ở đó chờ , đi xả bớt xăng cho nhẹ Tàu rồi mới xuống được . Anh bay thẳng về Buôn Pleizơhai, đáp xuống ruộng xả bớt hai bình xăng , sau đó Anh bay lên và nói với Mevo Cần buộc giây ba chạc vào Hoist thả xuống , ra dấu cho nó luồn hai chân vào giây ba chạc , ôm vào sợi giây , Liên lúc đó cũng quá căng thẳng, nên Liên chỉ sỏ một chân , rồi ôm cứng lấy sợi giây, Liên cũng đã được đưa lên tàu , Hai PHĐ bay trở về B.15 , được Liên thuật lại ( Lúc vào trong mây chi thấy núi và cây , Anh Cung chỉ vừa bay vừa Hover lết theo ngọn cây mà bay , sau đó Anh bị quẹt vào cây , và máy bay cứ lao thẳng tới , va vào những nhánh cây lớn và rơi thẳng xuống ) , Liên chỉ đeo cái Headset mà không đội nón bay, thật là may mắn Liên không bị thương chỉ sây sát sơ sơ trên đầu ,Anh ta dùng băng cá nhân màu nâu quấn ngang đầu, ( lúc rơi xuống Anh Cung còn tỉnh táo , leo ra khỏi máy bay , và Liên dìu Anh Cung ra xa khỏi nơi tai nạn , Anh mệt quá vá yêu cầu Liên , cho Anh ngồi nghỉ dưới một gốc cây , sau đó Anh nói Liên móc trong túi Anh , lấy ra cái bóp và cái hộp quẹt Zippo , Anh nói Liên đem về cho vợ con Anh , Anh Cung nói là Anh bị tức ngực , một lát sau Anh Cung nẩy người lên , rút hai chân , hai tay cũng co lại trong tư thế ngồi bay, rồi trút hơi thở cuối cùng , Đ/U ĐẶNG VĂN CUNG đã Hy Sinh ngày 11/ 05 / 1970 . Trước khi Anh vĩnh viễn lìa bỏ Gia Đình và Đồng Đội anh đã tức chính bản thân mình Tại sao không control được lại để cho rơi và Anh đã nấc lên co vào tư thế bay để rồi lịm đi ….. Trong lúc đó Liên thấy bất lực trước cái chết của vị Chỉ Huy mình , Liên bỏ chạy xuống triền núi … và cứ thế Anh ta chay theo dốc núi ,càng chạy cây cối càng rậm rạp ,nghe tiếng máy bay , mà không có cách nào ám hiệu cho may bay thấy cả , vì cây cao và tàng cây che kín , sau cùng Anh ta xuống đến gần cuối chân núi , mới có một khỏng trống , cũng may vừa chạy đến đó vừa đói lại vừa lả , thì máy bay Anh Tưởng kịp phát hiện và đã đưa Liên về.
Tiếp tục Anh Tưởng , Anh Long cùng máy bay quan sát từ Pleiku, đua nhau đi tìm chiếc Anh Vượng , dồng thời Anh Tưởng yêu cầu cho thả Team xuống , để đưa xác Anh Cung và Th/U Đạt về . Khi thả Team cây quá cao , hoist và thang giây không thể xuống tới nơi được , phải cho Team tuột giây Thụy Sỉ , khi Team vào đến nơi bị tai nạn , thì không thể nào lấy được xác của Th/U Đạt , vì Transmission đả đè lên Th/U Đạt , chỉ còn thấy có nửa mặt phải , sáng hôm sau trưc thăng đã câu được Anh Cung về , cũng vẫn còn tư thế ngồi bay , mọi người vẫn tưởng Anh chết trên máy bay, lập tức xác Anh Cung được đưa vào trại tắm rửa, và nắn lại tư thế nằm ngủ , Anh đã cài saferty bell nhưng quên cài Harness và bị Syclic Stick , đập vào ngực và mặt , làm mặt Anh sưng lên và ngực bầm tím, sau đó thi hài Anh Cung được đưa về Đà Nẵng, gởi tại Bêng Vien Duy Tân một ngày, đêm đó Anh Ngọ và một Copil trực xác Anh Cung đến sáng mới dem về Tân Sơn Nhất , để ngăn lạnh ở Tử Sĩ Đường , gần cổng trại Hoàng Hoa Thám của Doanh Trại Nhẩy Dù , Chờ Thân nhân đến nhận . Nói về Th/U Đạt sau đó Anh Tưởng liên lạc với trực thăng CH53 của Quân Đội Hoa Kỳ , đến thả giây xuông móc vào Main Rotor, kéo Transmission lên để Team lôi xác Th/U Đạt ra ,thi hài Th/u Đạt đã được mang về , tuy vậy vì Anh đã bị vùi xuống đất và nửa mặt phải ở phía trên , nên nửa phần mặt nổi lên trên bị tím đen.
Cuộc tìm kiếm vẫn còn tiếp diễn , PĐ 219 cho thêm TT lên tăng cường tìm kiếm , đến ngày thứ ba , Phi Cơ quan sát đã tìm gặp xác máy bay CH.34 ở phía Tây Bắc, của nơi Anh Cung bị rơi , cách nơi Anh Cung khỏang mười mấy cây số , một thung lũng cây thưa thớt , Máy bay đã bị cháy thành tro , trên cao nhìn xuống như ai đã vẽ lại chiếc may bay của Anh Vượng . Với nơi trống trải này thì rõ ràng Anh Vượng đã bị Vertigo rồi , Thả Team xuống chỉ còn hốt tro ba người , chia đều ra ba túi ( Tôi có chụp hình lại ba hài cốt này ) là Anh Đ/U NGÔ VIẾT VƯỢNG Tr/U SQ.ĐL LÊ VĂN SANG Th/S PHẠM VĂN TRUẬT. . Anh Truật là người có tín ngưỡng rất cao , Anh theo đạo Công giáo, mỗi lần khi đi xe ngang qua nhà thờ , Anh đều xuống xe dẫn bộ , mỗi khi đi bay trông thấy một chiếc TT câu một chiếc khác , Anh đều làm dấu cầu nguyện ơn trên , Phù hộ cho những người bị nạn tai qua nạn khỏi . Bây giờ ngày 11 / 05 / 1970 các Anh đã ra đi , chúng Tôi toàn thể Anh Em PĐ 219 Đồng Đội của các Anh , luôn luôn mặc niệm và tưởng nhớ đến các Anh cùng cung kính cầu nguyện cho các Anh sớm về cõi Vĩnh Hằng .
Sau khi thi hài của Ba Anh được đem về ĐNG , Phi Đoàn phân công chia nhau đưa các Anh về với thân nhân Gia Đinh , Tôi và một số Sĩ Quan trong Phi Đoàn , được phân công đi theo Anh Lộc , đưa thi Hài Anh Phạm Văn Truật về với gia đình , Anh ở Giáo Sứ BÙI MÔN gần TT.HL Quang Trung , Khi Quan Tài Anh được đặt đúng chỗ trong nhà theo yêu cầu của Gia Đình Anh . Anh Lộc cho làm lễ truy điệu , Mặc niệm trước Linh Cửu Anh Phạm Văn Truật , Khi Anh Lộc Hô to một phút mặc niệm bắt dầu Tôi thấy người nhà bưng một cái rổ to tướng từ ngoài cửa đi vào trong nhà , trong rổ là hai chú chó to lớn , đã được thui sẵn vàng rụm và bóng lưỡng , lúc đó không biết tôi có tinh thần hay tấm lòng hoài niệm trước linh cửu hay không , nhưng thật lòng mà nói , Tôi cố bấm bùng nhịn cười , chua bao giờ Tôi thấy cảnh này,Tôi nghĩ Anh Lộc cùng các Anh Em khác cũng vậy . Nhưng tới ngày nay mỗi năm vào ngày một Tết , Tôi đều đến viếng mộ Anh Truật ,Trên Mộ ghi là Phạm Văn Thành. Còn về Thi Hài Anh Vượng ,Tôi được nghe nói đến ngày đưa đám Anh, có 4 chiếc CH.34 bay lượn trên bầu trời Huế, tiễn đưa Anh Ngô Viết Vượng đi về nơi an nghỉ cuối cùng . Còn Anh Sang có Anh Ngọ và một số Anh Em khác đưa Anh Sang về Saigon với thân nhân.
Ngày 03 tháng 07 năm 1970 ( Tai nạn PHĐ NGỌ LỄ MẪN ) Phi hành đoàn chúng tôi bay từ ĐNG đi Kontum, xuống Đắc Tô ,khi máy bay tiến gần Phi đạo thì phát nổ một tiếng lớn ( BÙM ) ở phía trước động cơ , Anh Ngọ cố gắng đáp ,đưa máy bay vô đến Parking , mở carbo máy ra phát hiện bị sút cánh bướm nơi Carburetor Air Duct , thật là may mắn , nếu trên đường đi mà bị sút thì Ba thầy trò chúng tôi đã xanh cỏ rồi . Sau này được biết là có một số phần tử phá hoại trà trộn trong đám kỹ thuật , tháo lỏng một số cơ phận của máy bay , An Ninh sư đoàn đã phát hiện ,theo dõi bắt được những tên phá hoại này.
Ngày 17 tháng 09 năm 1970 (Tai nạn của PHĐ AN LỘC NỮU ) CÂU CHUYỆN NÀY ĐỢI ANH AN KỂ LẠI ĐOẠN ĐẦU ….
Sau khi máy bay phát hỏa , từ độ cao Anh Nguyễn Quý An cố gắng descends xuống , máy bay xuống càng nhanh ,gió lại đẩy lửa cuốn vào Carbin càng mạnh , Anh An cố gắng chịu đựng để control cho máy bay xuống an toàn , trong khi đó Mevo Đặng Văn Nữu , bị lửa cuốn vào carbin qúa nhiều , Anh không thể chịu nổi , đã leo ra ngoài bánh đáp ,khi máy bay chạm mạnh xuống đất Anh đã bị văng ra ngoài , Trong lúc đó Anh An từ Cockpit , với tay vào tay vịn bên ngoài cockpit để leo xuống , vừa nghiêng người , Anh đã bị ngã ngay xuông đất, Anh cho biết khi tôi vịn tay để leo xuống , tôi thấy mình rơi ngay , nhưng cảm tưởng tay mình vẫn còn vịn phía trên máy bay, lúc Anh An đáp khẩn cấp , Anh Nguyễn Thanh Giang lập tức kè theo anh An , khi Anh An và Nữu đã xuống đất Anh Giang đã ở kế bên , Mevo Lại Công Chính trên chiếc Anh Giang , vội nhẩy ngay xuống khỏi máy bay, tức tốc bế Anh An lên máy bay mình , Nữu cũng chạy theo, trong lúc khẩn cấp không ai kịp trông thấy Copil Nguyễn Hải Lộc , khi tới đất không biết Th/u Nguyễn hải Lộc nhẩy xuống ,chạy về hướng nào. Anh Giang nhìn bao quát chung quanh , cũng không thể chờ đợi lâu được , vội vã cất cánh đưa Anh An và Nữu đi cấp cứu , để cho Anh Phước (đạo dừa) Leader tìm kiếm , Anh Phước bay nhiều vòng cũng không thấy tín hiệu gì của Nguyễn Hải Lộc , sau đó Anh Phước liên lạc với Quảng Lợi , xin thả Team vào tìm kiếm , nhưng Team lùng sục khắp khu vực suốt một ngày trời , vẫn không tìm ra dấu tích của anh Nguyễn Hải Lộc , cuối cùng Phi Đoàn đánh phải báo cáo Mất tích . Anh An vì bị phỏng nặng nên bất tỉnh mê man , chính vì điều này Bệnh viện dã chiến Hoa Kỳ có cơ hội chỉnh hình , bào lớp thịt chín trên mặt , cấy da mới lên mặt cho Anh, họ bào da ngực , da đùi đắp lên mặt cho anh An ,vì vậy ngày nay trên mặt Anh An không bị sẹo vẫn đẹp trai như xưa, nhưng anh cũng phải mất đi một phần trên đôi cánh tay, vì phải cố gắng control cho may bay xuống đất, nên đã bị chín hai bàn tay. Mevo Nữu vì còn tỉnh táo nên không thể giải phẫu trên mặt được , chính vì vậy Nữu phải mang vết sẹo trên mặt. Sau khi Phi Đoàn bàn bạc, đã cử Anh Nguyễn Hữu lộc cùng một số Anh Em ra Huế , đến gia đình Anh Nguyễn Hải Lộc báo tin mất tích. Gia đình Anh Nguyễn Hải Lộc là một căn nhà ngói nhỏ, nhưng được thiết kế rất đẹp, bên cạnh đường, qua một mương nước đào dọc theo đường để dẫn thủy nhập điền , chung quanh nhà trồng rất nhiều cây an trái , cây cảnh, Khi chúng tôi vào nhà , được thân sinh của Anh Nguyễn Hải Lộc ra đón một cách rất lịch sự và thân mật, Anh Nguyễn Hữu Lộc thông báo tình trạng về tai nạn của Anh Nguyễn Hải Lộc ,Ong tỏ ra rất thản nhiên , trả lời một cách rất tự tin , Tôi biết con tôi hiện nay chưa chết, có thể nó đang ở một nơi nào đó , mà các Anh chưa tìm ra Ong cho biết ông là một thầy tướng số rất khoa học, Ong đã từng xem tử vi cho gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Ong tin tưởng vào số của con ông hiện nay chưa chết . Lúc đó có lẽ Anh Nguyễn Hữu Lộc , chắc phải lúng túng , nhưng công văn cầm nơi tay , Anh vẫn phải làm tròn trách nhiệm , nói đưa đẩy cho gia đình yên lòng.
Sự việc tưởng như êm xuôi nhưng ba tháng sau, một trực thăng từ Không Đoàn 23 Biên Hòa , tình cờ đi săn bắn , gần khu vực nơi Anh An đáp máy bay, họ phát hiện một xác chết mặc đồ bay, gần nơi máy bay bị cháy , thi hài anh Nguyễn Hải Lộc đã được mang về , trong mình Anh còn quyển nhật ký , viết được 7 ngày trước khi kiệt sức , trong đó Anh kể lại khi xuống tới đất , Anh vội nhẩy ra ,vì quá nóng và bị phỏng , nên Anh theo quáng tính mà chạy,không kịp thấy máy bay của Anh Giang đáp ,Anh vội lao ngay vào trong rừng , khi thấy kịp thì Anh Giang đã bay lên, Anh sợ quá trốn vào trong bụi , khi thấy máy bay lùng tìm , lúc đó Anh bò ra không nổi , khi Team xuống lục lọi , Anh lại tưởng địch quân , nên không dám lộ diện , vì bị phỏng nặng kèm theo bị kiệt sức , Anh cố gắng cầm cự được gần 7 ngày , cố lết ra chỗ máy bay rồi chết gấn đó. Thi hái Anh sau khi được đem về Đơn Vị , đưa ra Huế cho thân nhân , Anh Nguyễn Hữu Lộc đứng trước quan tài đọc điếu văn , làm lễ truy điệu cho Anh Nguyễn Hải Lộc song , Anh trao lại cho Ong Thân sinh Anh Nguyễn Hải Lộc, lá cờ Tổ Quốc đã phủ trên quan tài. Ong cụ Thân sinh cũng rất bình thản nhận lá cờ , cầm nơi tay , dõng dạc nói một cách lưu loát Gia đình chúng tôi rất hân hạnh , nhận lá cờ Tổ Quốc, mà đơn vị đã giao lại cho chúng tôi , Gia đình chúng tôi cũng rất hãnh diện , trong gia đình có một người con hy sinh cho Tổ Quốc , gia đình xin cám ơn toàn thể Bạn hữu , chiến hữu của Lộc , đã tiễn đưa Em về nơi an nghỉ cuối cùng . Tôi thật cảm kích trước sự cứng rắn đầy tình cảm của ông .
Ngày 26 tháng 11 năm 1970 ( Tai nạn của PHĐ NGỌ KHÁNH HƯNG ) Sáng hôm đó Biệt Đội 219 tại B.15 như thường lệ bay thẳng lên Đức Cơ trực , làm việc tại đó 5 chiếc TT của PĐ 219 do Đ/U Phước ( Đạo dừa ) Leader , chiếc thứ nhi là Anh Nguyễn Tấn Hiền , chiếc thứ ba là Anh Long (đen) và hai chiếc nữa không nhớ tên sửa soạn cất cánh , Đ/U Hiền bị chột bụng , vì vậy Anh Vương Văn Ngọ hôm đó được nghỉ ra bay thế , Copil vá Mevo vẫn giữ nguyên , khi 5 PHĐ bay lên đến Đức Cơ , lật tức Anh Phước và các trưởng Phi Cơ vào nghe Briefing ngay, sau đó nhận lệnh đi đón một Trung đội Biệt Kích ( chắc hẳn không ai quên được Tiểu Đội có 11 Troops , Trung Đội gấp 3 tiểu đội , Đại đôi gấp 3 trung đội như vậy là đón hơn 30 Troops. ) về hướng Tây của Đức Cơ khoảng 30 phút bay , nơi đây là mật khu 701 .
Chiếc Kingbee lead thứ nhất xuống vừa đón 6 troops cất cánh lean, chiếc thứ hai Anh Ngọ vội vàng thế chỗ , khi Anh Ngọ còn đang Hovering cách mặt đất khoảng 10 feet bị một tràng AK.47 của Địch quân , Anh Ngọ bị trúng ngay giữa lòng bàn chân trái , chân Anh lúc bấy giờ nghe như tê rần , không thể Control được nữa , Anh báo cáo lên cho Anh Phước , Lập tức chiếc thứ Ba Anh Long (đen) vội vàng kè xuống ngay kế bên ,đón PHĐ Anh Ngọ về ngay lập tức , Anh Long đưa Anh Ngọ về Pleiku , sau khi băng bó , đưa thẳng Anh Ngọ về Bệnh viện dã chiến Kon Tum , Những PHĐ còn lại vẫn tiếp tục hoàn thành Mission được giao phó . và phá hủy Máy bay bỏ lại tại LZ .
Anh Ngọ về điều trị tại KonTum cùng nằm chung với Đ/u Quý Pđ 219 bị thương nơi bụng . Lại nói về việc Đ/U Phạm Văn Quý , Tại biệt Đội Kontum hôm đó Th/u Nguyễn Văn Vang lên Club chơi về tới phòng , có vẻ như lớn tiếng bị Anh Quý chỉnh , Anh Vang móc súng ra doạ , Anh Quý nghĩ là không dám , nên lón tiến nói lại Anh Vang , thế là cơn nóng nổi lên, Anh Vang không tự chủ được bắn luôn 6 phát vào bụng Anh Quý , Anh Vang bị nhốt tại Quân Cảnh Tư Pháp Tỉnh Kon Tum, Với đức tính nhân hậu của anh Quý , khi đã thật sự qua khỏi cơn nguy hiểm , sau cuộc phẫu thuật, gắp đạn ra ( vì bao tử Anh không tiêu hóa được đạn ) Anh đã vội vàng làm đơn bãi nại cho Anh Vang , và cũng từ dạo đó Anh Vang vẫn còn mang thiếu uý trong khi bạn bè đồng khóa đã lên Đại uý , không biết sau này Anh Vang có hối hận , nhớ mãi chuyện này không…
Khoảng gần cuối năm 1970 Anh Nguyễn Văn Nghĩa trở về Phi Đoàn 219 nắm chức vụ Phi Đoàn Trưởng thay thế Ong Đặng Văn Phước , lên làm Không Đoàn Trưởng Tân Lập Không Đoàn 51 Tác Chiến thuộc Sư Đoàn I không Quân.
Ngày 16 tháng 12 năm 1970Anh LÊ HỮU KHIÊM bị mảnh bom pháo kích của địch quân ở Quảng Lợi , bị thương nơi đầu gối và được giải ngũ ( câu chuyện này Tôi không nắm được chi tiết ).
Đầu Năm 1971 Anh Tống Phước Hảo hết nhiệm kỳ Sĩ Quan Liên lạc ở Hoa Kỳ , Anh Trở về Phi Đoàn 219 , nắm chức vụ Phi Đoàn Phó PĐ 219 cùng giúp Anh Nghĩa điều hành Phi Đoàn.
Tháng 02 năm 1971 ( tai nạn của hai PHĐ GIANG ON SƠN & BỬU KHÁNH EM Tại đồi 31 trong mặt trận Lam Sơn 719 ).
Đối với mặt trận này , hầu như tất cả những thanh niên thời đó , ai cũng đều biết không ít thì nhiều về cuộc chiến mặt trận LAM SƠN 719. Và sự hiểu biết của mỗi người , đều khác nhau , vì đều nghe truyền miệng , và sự thêu dệt của những người tự cho là hiểu biết rộng , cộng với sự phóng đại những tin hành lang , của những chàng nhà báo làm cho tin tức nóng hổi và giật gân mà thôi . Thật ra có mấy ai biết nhiều về cuộc chiến trên mặt trận đó , nguyên nhân sảy ra như thế nào , tại sao lại say ra vào thời điểm đó … Việc này có lẽ đợi Lịch sử phán quyết . Còn ngay như chúng Tôi , những người đã từng tham chiến , cũng chỉ được biết cuộc chiến ở những khu vực ,trực tiếp chúng Tôi tham dự , mục kích thấy trước mắt , hoặc tình cờ nghe trong vô tuyến , những gì sảy ra ngay trong lúc đó mà thôi .
Sau đây Tôi xin kể lại vài kỷ niệm chính Tôi, đã gặp phải trong mặt trận này . Mặt trận LAM SƠN 719 Những đơn vị tham chiến gồm nhiều Binh Chủng Hải Lục Không Quân và Lực Lượng Đặc biệt , Nhưng nổi trội lúc bấy giờ là hai Binh Chủng thiện chiến của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa là NHẨY DÙ & THỦY QUÂN LỤC CHIẾN . Hai binh chủng này có truyền thống là kỷ luật tác chiến cao, dũng mãnh trong chiến đấu , Hầu như những người Lính từ cấp bậc Trung Sĩ trở lên , đa số là người Nùng và người Bắc Việt , Họ có kinh nghiệm chỉ huy tác chiến và rất kỷ luật , từ những truyền thống , những cái nếp đó , tầng lớp đàn Em cứ thế tiếp bước noi theo. Tuy vây cũng có một số ít đơn vị , vì nhu cầu chiến tranh , và vì thiếu hụt quân số , đã bổ sung không kén chọn những chỉ huy trẻ thiếu kinh nghiệm , nên đã gây ra những tác hại vô kỷ luật trong tác chiến , làm ảnh hưởng tư tưởng chiến đấu đến những đồng đội khác , nhưng cũng chỉ là số ít mà thôi .
Một ngày nọ Tôi bay với Anh Thạnh và Anh Yên lên tải thương trên đồi 28 hoặc 29 gì đó , nói là đồi nhưng đây là một đỉnh núi , nằm về hướng đông đông nam của đồi 31 . nơi đây cao , nhọn, chung quanh là vực sâu , không có đường bộ lên , Anh Thạnh bay một vòng báo hiệu cho Bộ Binh ở dưới biết máy bay sắp sửa đáp , thì thấy những chàng chiến sĩ đang ngồi trên miệng hầm , vội tụt xuống chui vào hết trong hầm . Tôi lấy làm lạ hỏi anh Thạnh sao họ trốn khi thấy máy bay , hay là địch quân đã chiếm nơi này rồi . Anh Thạnh nói coi chừng nó pháo kích đó , quả nhiên khi máy bay vừa đáp xuống LZ thì lập tức địch quân pháo ngay một quả để định hướng , trái pháo rớt vào triền dốc ngay sau đuôi máy bay , vì vậy nó tạt ra ngoài không văng về phía máy bay , trong lúc đó tại miệng hầm trú ần , các thương binh bò về phía máy bay , Tôi thấy có một thương binh vừa được khiêng ra khỏi miệng hầm thì bị bỏ ngay tại đó , Tôi định nhẩy xuống lôi Anh Ta về may bay , nhưng Anh Thạnh đã la lên Mẫn ơi chú không được nhẩy xuống nghe chưa và như đã có kinh nghiệm , Anh Thạnh vội vàng cất cánh , ngay khi máy bay vừa ra khỏi LZ , lập tức trái pháo thứ hai rớt ngay tại chỗ máy bay đậu …. Hú hồn… chỉ trong tích tắc , nếu Anh Thạnh không cất cánh ngay , máy bay đã bị trúng pháo nổ tung ( Những người dày dạn chiến trường dã tích lũy một số vốn kinh nghiệm …chính những kinh nghiệm đó đã cứu được bản thân mình , cả những sinh mạng của đồng đội mà Anh ta chi huy họ ) . Đúng là địch quân đã bắn định hướng trái đầu . Khi bay trở về dọc theo đường mòn từ Lao Bảo Tà Bạt Khe Sanh … máy bay oanh tạc thả bom napal dọc theo hai bên đường , những cột nấm khói khổng lồ cứ thi nhau bốc lên , và dưới mặt trận , hôm nay chỗ này địch quân chỗ kia là quân bạn và Đồng Minh cứ vài giờ hay qua một ngày lại sáo trộn , không biết đâu là bạn đâu là thù.
Vài ngày sau vào ngày 21 tháng 02 năm 1971 hôm đó PĐ219 có Ba PHĐ biệt phái lên Khe sanh làm việc cho Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Binh Chủng Nhẩy Dù là :
HIỀN HOÀN MẪN
GIANG ON SƠN
THẬN YÊN HÙNG
Tại đây ba trưởng Phi cơ vào làm việc với BCH, nhận lệnh vào đồi 31 , khi bay gần đến nơi thì vô tuyến trên máy bay Anh Hiền bị hỏng , không thể liên lạc được , tất cả phải quay trở về , khi về Khe Sanh , Anh Hiền điện về yêu cầu kỹ thuật lên sửa chữa , Anh Giang muốn đi trước , Anh Hiền đồng ý. Anh Giang và anh Thận bay lên , khi bay đến nơi Fantom của Hoa Kỳ yểm trợ đánh bom chung quanh , nã đạn cối xuống phía dưới , hầu làm phân tán lực lượng chiến đấu của địch quân, vì vậy địch quân không còn thì giờ bắn theo máy bay của Anh Giang , nhưng khi máy bay đáp xuống LZ máy bay bị ngay một trái pháo , Anh Giang đành phải ở lại đồi 31 chớ Pickup, Trong lúc đó Anh Giang liên lạc lên , không cho Anh Thận xuống , vì bãi đáp đã bị địch quân nắm rõ tọa độ , Anh Thận đành phải quay về , Anh Hiền nhận được tin ,vô BCH liên lạc thẳng đến đồi 31, hỏi tình hình PHĐ của Anh Giang , Anh Giang cho biết PHĐ vô sự, chỉ bị muỗi cắn sơ sơ mà thôi , bãi đáp không thể xuống được , Anh đang yêu cầu BCH Đồi 31 , chuẩn bị làm một bãi đáp dã chiến khác , không ngay tọa độ của địch quân . Và đêm đó PHĐ Anh Giang đành phải ở lại trên đồi .Đến chiều chúng Tôi bay trở về Thạch Hãn , Anh Thận đưa kỹ thuật trở về Đà nẵng , qua sáng ngày hôm sau , chờ mãi cũng không thấy Anh Thận và PHĐ tăng cường đâu cả , Anh Hiền bay lên Khe Sanh trước , nơi đây trong khi chờ đợi BCH tiền phương yêu cầu Anh Hiền đi tải thương , những khu vực quanh đó , cho đến chiều ( Về thời gian này thì Tôi quên mất và theo lời kể lại của Anh Bùi tá Khánh thì Hai PHĐ tới chiều mới ra tới nơi , không hiểu tại sao mà tới chiều mới ra đến khe sanh . Nếu Anh Hiền nhớ , xin bổ sung cho mạch lạc ).
Buổi sáng ngày 22 tháng 02 năm 1971 ,Khi Anh Hiền đi tải thương về , Hai PHĐ tăng cường đã vào Đồi 31, Anh liên lạc vô tuyến ,vội vã bay theo ngay , khi bay gần đến nơi , Anh Bửu đã đáp xuống , đã bị phòng không địch quân bắn cháy , trong lúc đó hai chiếc gunship của PĐ 233 do Tr/u Thục leader đang dánh phá chung quanh LZ , Fantom của HK, cũng đua nhau nhả đạn xuống những nơi được báo là có địch quân, Anh Hiền cũng vừa đến nơi , lúc đó Anh Thận bay chung với anh Yên và Mevo Phạm Xuân Hùng , Anh Thận muốn xuống đáp cứu hai PHĐ ở dưới nhưng fantom của Hoa Kỳ yêu cầu anh Thận quay trở về, vì họ và hai Gunship không còn đủ đạn dược để yểm trợ nữa , theo yêu cầu ở tại BCH Đồi 31 Đại tá Thọ cũng không muốn tổn thất thêm máy bay, nên Ong cũng yêu cầu Hai PHĐ quay trở về , Anh Phan văn Thận lúc bấy giờ rất ấm ức , vì không có cách nào xuống cứu đồng đội cả , Anh Thận rất tức tối , và vì quá căng thẳng , không ngờ khi về đến Khe Sanh chứa kịp đáp xuống , Anh đã ngất ngay trên máy bay, khi còn Hover trên hàng rào , may mà Anh Yên đã tiên đoán trước , nhưng Anh Yên vẫn lúng túng đáp ngay trên hàng rào phía bên trong , Anh Hiền phải lên bay đem ra , bấy giờ mới biết Anh Thận có máu hay bị ngất …. Sau chính vì bệnh này Anh Thận không còn bay nữa , mặc dù bị bệnh như vậy nhưng Anh Phan Văn Thận đã chứng tỏ một tinh thần đồng đội thật tuyệt vời .
Sau khi đáp xuống Khe Sanh , Anh Hiền vào thẳng BCH tiền Phương , yêu cầu xin liên lạc với đồi 31 để được nắm rõ tình hình về Hai PHĐ ,được biết Hai PHĐ vô sự Anh Nguyễn Thanh Giang nhắc lại là cứ yên tâm đừng vô nữa khi nào tình hình lắng dịu hãy vào ( Lúc này PĐ 219 tổn thấn 2 chiếc Phi cơ H.34 )
Qua ngày hôm sau Hiền Hoàn Mẫn lại tiếp tục lên Khe Sanh, cùng với hai PHĐ khác lên tăng cường mà Tôi đã quên mất tên . Tất cả đều biệt phái nhiều ngày , nghỉ tại một căn cứ gần Sông Thạch Hãn , cũng như những ngày trước Anh Hiền liên lạc với anh Giang , anh Giang vẫn không cho lên . Và cho đến sáng ngày 25 tháng 02 năm 1971 Tôi còn nhớ Anh Hiền Anh Hoàn và Tôi vào phòng Chỉ Huy , nghe trong vô tuyến báo cáo diến tiến cuộc chiến tại Đối 31 Một chiếc xe tăng lên …Cháy …Chiếc thứ hai …Lên… Cháy … Chiếc thứ ba lên…quay đầu chạy lui … chiếc thứ tư lên…cháy … Địch quân tràn lên tấn công Rồi im lặng hoàn toàn mất khoảng 20 phút thì Tôi nghe trong vô tuyến một giọng nói bằng tiếng gió nghe như khào khào Địch quân tràn ngập phòng chi huy , và bây giờ chúng tôi liên lạc bằng một máy nhỏ … Tất cả các hầm đều bị chiếm giữ … Báo cáo Đồi 31 đã bị thất thủ … Trong khi đó Tướng Hoàng Xuân Lãm Tư lệnh vùng I Chiến Thuật bước vô Ong cầm trên tay một cây can nhỏ , Ong đến gần một Đại tá nhẩy Dù , mập mạp đầu hói , cây can trên tay Ông gõ vào đầu Viên Đại tá Ngu…Ngu…Ngu… Anh Hiền, Hoàn và Tôi thấy mình thật trơ trẽn , từ từ rút êm ra ngoài , và Từ lúc đó Phi Đoàn 219 lại mất thêm Hai Phi Hành Đoàn không rõ tin tức . Câu chuyện về Hai Phi Hành Đoàn rớt tại Đồi 31 được Anh BÙI TÁ KHÁNH Kể lại như sau:
CHUYẾN BAY VÀO ĐỒI 31
Khi hai PHĐ chúng Tôi Bửu Khánh Em & Thận Yên Hùng ra đến Khe Sanh thì trời đã xế chiều rồi , nhưng vì nóng lòng muốn vào cứu đồng đội ra liền , nên chúng Tôi quyết định vô ngay Đồi 31 chứ không thể đợi đến mai được . Trong khi các Anh Bửu & Thận vào briefing với Bộ Chi Huy Tiền Phương SĐ Dù thì Tôi là Copilot và mêvô Em làm tiền phi , check lại máy bay . Xăng vẫn còn đầy bình trước , dư sức cho phi vụ cuối ngày, không cần phải refuel .Còn PHĐ thứ 2 Tôi nhớ trưởng Phi cơ là anh Yên (Anh lầm rồi Mẫn nhớ rất rõ lúc đó Anh Yên còn là Copil )
Xong briefing , Anh Bửu ra cho anh Em biết, chuyến vào chúng ta sẽ chở thêm tiểu đội tác chiến điện tử Dù cùng 18 chiếc máy sensor để tăng phái cho căn cứ 31 Dù dùng để phát giác đặc công địch , chuyến ra sẽ rước PHĐ Anh Giang về . Trước khi vào thì Pháo Binh Dù sẽ bắn dọn đường dập vào nhửng địa điểm được ghi nhận có phòng không địch và tình hình lúc này rất gay cấn , địch tập trung lên đến cấp Tiểu Đoàn phòng không gồm đủ loại 37mm, 12 ly 7 lại còn nghe có cả SA.7 nữa . Gunship có được hai chiếc của PĐ 233 do Tr/U Thục bay trước mở đường
Ngày hôm qua , khi vào vùng , Anh Giang đã dùng chiến thuật Lá vàng rơi , từ trên cao cúp máy auto xoáy trôn ốc xuống , nhung vì phòng không địch quá dày nên gần đến đất , PC Anh trúng đạn gãy đuôi nằm bên cạnh vòng rào phòng thủ Lữ Đoàn 3 Dù . PHĐ vô sự , Copilot ON chỉ bị sây sát nhẹ ở cổ , tất cả thoát được vào trong căn cứ Dù , trước khi bỏ PC , Sơn không quên vác theo cả M60 trên cửa máy bay nữa . Rút kinh nghiệm , hôm nay Anh Bửu bay Rase Motte sát ngọn cây lấy hướng Đông Tây đi vào , gần đến LZ sẽ chếch Đông Nam Tây Bắc mà đáp xuống . Vừa ló ra khỏi rặng cây , tôi thấy chiếc Gunship của Tr/U Thục bay vòng lại , trong máy anh la lên Bửu coi chừng phòng không ở hướng Tây . Từ trên PC nhìn xuống , giữa màu xanh trùng điệp của rừng cây nhiệt đới , ngọn đồi 31 đỏ quạch nổi bật với những bụi đất tung lên từng cơn vì pháo kích quấy phá của Bắc Quân . Tuy nhiên vì nhiệm vụ , Anh Bửu vẫn điềm tĩnh tiếp tục đáp . Khi PC còn cách mặt đất độ 15 thước thì trúng một tràng đạn phòng không , PC phát hỏa , một đám khói bùng lên bao trùm cả PC , trong máy Mevo Nguyễn Văn Em la lên khẩn cấp Đáp xuống , đáp xuống Anh Bửu ơi, máy bay cháy.Anh Bửu cũng la lên Yên ơi tao bị trúng đạn rồi đừng xuống nữa trong khi vẫn bình tĩnh đáp xuống. May mắn là đạn trúng vào bình xăng phụ đã hết xăng , chỉ còn ít hơi đốt , nên PC không bắt cháy như PC Anh An ở Bù Đốp hôm nào. PC chạm đất , Tôi cùng Anh Bửu nhanh Tay tắt gió , xăng , điện rồi nhẩy ra khỏi PC . Mọi người chạy ngược lên đồi về phía hàng rào phòng thủ thứ nhất của Đại Đội công Vụ Dù cách khoảng 100 thước . Tôi còn tiếc chiếc xách tay quần áo nên phóng vào PC để lấy . Một cảnh thương tâm hiện ra trước mắt , một chiến binh Dù bị trúng đạn ngay giữa trán , nằm ngửa chết ngay trên ghế , trên sàn tàu , đống máy sensor vẫn còn nguyên vẹn . Tôi chỉ kịp vớ lấy cái xách tay rồi phóng chạy lên đồi theo những tiếng kêu gọi của Binh Sĩ Dù Trên đâu nè Thiếu Uy tụi Em bắn yểm trợ cho , Lên đến nơi Tôi thở nhu Bò rống .Không Quân mà hành quân dưới đất thì phải biết là mệt đến đâu , Tôi nhớ mãi hôm đó là ngày 22 tháng 02 năm 1971.
Vừa ngồi nghỉ mệt , Tôi vừa nhìn xuống bãi tải thương nơi con tàu đang đậu hiền lành , cũng vừa lúc địch điều chỉnh tác xạ , đạn súng cối trúng ngay tàu nổ tung , bốc cháy khói đen mù mịt cả một góc trời . Tôi nhìn con tàu xụm xuống , lòng quặn lên . Con tàu thân thương đó đã gần gũi lâu nay , giờ thành một đống sắt vụn .
Sau đó , theo chỉ dẫn của Anh Em Dù , chúng Tôi men theo giao thông hào lần về đến BCH Lữ Đoàn 3 Dù . Gặp lại PHĐ Anh Giang , ON, Sơn anh Em chúng Tôi mừng rỡ thăm hỏi rối rít . Đại Tá Thọ mừng Anh Em mới đến mỗi người một điếu Havatampa và một chung Hennessy để lấy lại tinh thần . Hai hôm sau , vẫn không có được chuyến bay nào vào vì địch quyết chiếm đồi 31 nên tăng cường bao vây chặt và luôn di động dàn phòng không khiến KQVN và Hoa Kỳ không phát huy được ưu thế của KQ . Mỗi sáng độ hai phi tuần F4 đế`n ném bom vài khu vực khả nghi chung quanh đồi 31 và thỉnh thoảng mới có một đợt B52 rải thảm ì ầm xa xa vọng đến rồi mọi sự lại chìm vào rừng núi trùng điệp . Ngược lại , Bắc quân tập trung bao vây , tăng cường pháo kích suốt ngày nhằm quấy rối và làm tiêu hao lực lượng Dù . Sáng ngày 25 tháng 02 năm 1971 , chúng Tôi được lệnh di chuyển ra các hầm cứu thương sát bãi đáp chờ đến trưa PĐ sẽ đưa 3 PC vào tải thương binh Dù đồng thời bốc Hai PHĐ ra . Đến trưa khi chúng Tôi nghe tiếng máy PC nổ xa xa thì cũng là lúc địch khởi đầu tiền pháo dồn dập lên đồi 31 . Từ trong hầm cứu thương nhìn qua bên kia đồi đối diện , cách nhau một cái yên ngựa , tôi thấy rõ hai chiếc xe tăng T-54 của Bắc quân tiến lên xếp hàng ngang , cùng với quân tùng thiết dầy đặc chung quanh nhắm đỉnh đồi chúng Tôi mà nhả đạn . Những tia lửa từ nòng súng phụt ra , chúng tôi chúi đầu xuống . Trời kêu ai nấy dạ !. Đủ thứ đạn nổ phía trên hầm của chúng tôi , chắc là nhắm vào BCH LĐ3 Dù . Sau vài loạt đạn , một phi tuần hai chiếc F4 xuất hiện nhào xuống oanh tạc vào đội hình địch , bắn cháy cả hai xe tăng . Chúng tôi vui sướng reo mừng trong hầm bên này . Không ngờ , chỉ một lúc sau hai xe tăng khác ở phía sau tiến tới ủi hai chiếc xe cháy xuống triền đồi , rồi lại hướng súng đại bác về đồi chúng tôi mà bắn ! trong tiếng bom đạn tơi bời , Tôi vẫn nghe văng vẳng tiếng máy nổ quen thuộc của những chiếc H.34 đang vần vũ trên kia như lo lắng cho số phận những đồng đội của mình .
Quân Dù chống trả mãnh liệt cho đến khoảng 5 giờ chiều thì địch tràn lên chiếm đồi . Họ đi từng hầm trú ẩn kêu gọi binh sĩ Dù đầu hàng . Biết không thể làm gì hơn , Tôi và anh Bửu tháo bỏ súng đạn cá nhân, chui ra khỏi hầm .
Về phía KQ , Tôi, Anh Bửu, On và Sơn bị trói bằng giây điện thoại và bị dẫn giải ra Bắc việt chung với tất cả các Tù binh khác . Không thấy anh Giang và Nguyễn Văn Em đâu . Chúng Tôi bắt đầu thăm hỏi các Sĩ Quan và binh sĩ Dù trên đường đi . cuối cùng Tôi gặp được Anh LONG Thiếu úy phụ tá Ban 2 của LĐ 3 dù , người ở chung trong hầm với anh Giang . Khi Bắc Quân kêu các anh ra đầu hàng thì các anh không chịu ra nên chúng thẩy lựu đạn và bắn xối xả vào hầm . Anh giang bị thương nặng gẫy cả hai chân , Anh LONG chỉ bị thương nhẹ nên chúng bắt theo , còn Anh Giang không đi được nên bị bỏ lại và chết ở trong hầm . Về phần Mevo nguyễn văn Em thì bị lạc đạn trúng bụng đổ ruột ra ngoài , bị bắt mà không được băng bó vết thương nên đi được một khoảng thì gục chết ở bên đường .
Thế là PĐ 219 ghi thêm vào Quân Sử của mình một thiệt hại 2 PHĐ trong chiến trường Hạ Lào . Trong đó Anh Giang và Em đã vĩnh viễn ở lại trên đồi. Ngọn đồi quyết tử 31.
Những người còn lại của 2 PHĐ là Bửu ,On,Khánh và Sơn thì sa vào tay địch , bị đưa đến những bến bờ vô định, biết còn có ngày về hay không?
BÙI TÁ KHÁNH
Mẫn thân mến .
Theo yêu cầu ,Tôi thuật lại chuyện trên với tất cả chi tiết Tôi còn nhớ được .Mẫn có toàn quyền hiệu đính và sửa chữa theo đúng với văn phong của mình để câu chuyện hoà nhập với tập sách của Mẫn.
Theo như bài viết của Anh Bùi Tá Khánh , chính xác ngày 25 tháng 02 năm 1971 vào lúc sau 17 giờ Anh Nguyễn Thanh Giang và Anh Nguyễn Văn Em đã vĩnh viễn hy sinh một cách Oanh liệt , thật anh Hùng tại Đồi 31. Thân xác các anh đã hoà vào lòng đất trên đồi 31 , chúng Tôi những Đồng Đội những người bạn thâm giao, sẽ mãi mãi ca tụng và thương nhớ đến các anh ….
Những ngày sau đó chúng tôi tiếp tục nhận nhiệm vụ , tải thương cho các đơn vị bạn chiến đấu trên mặt trận này, có lần ba thầy trò chúng tôi tải thương cho đơn vị Thủy Quân Lục Chiến , Anh Hoàn dặn tôi chỉ cho thương binh lên thôi, khi vừa đáp xuông , tôi đếm một , hai , ba , bốn , Năm cất cánh …máy bay không thể lên nổi , cứ ỳ ạch lết từ từ trên mặt đất , và cái đuôi nặng chì xuống , tôi nhìn ra sau thật ngạc nhiên, cửa sổ mà họ cũng leo vào được , có lẽ củng đến trên 15 người , khi về kiểm lại , chỉ có vài ba thương binh loại nặng còn tất cả , chỉ sây sát sơ thôi, từ đó tôi nhận thấy Thủy Quân Lục chiến nới đó không còn nhuệ khí chiến đấu nữa , Họ người thì ôm tam cấp máy bay , người thì đu bánh đáp , để được về hậu cứ . đối với Tôi họ không còn được so sáng như binh chủng Nhẩy Dù nữa , Trên đường về , Tôi chứng khiến thấy một Phi Đội trực thăng của Hoa Ky, gồm 11 chiếc đang xuống đón quân bạn , Họ xuống tuần tự một cách kỷ luật, chiếc đầu bị bắn rớt , nhưng đội hình của họ vẫn không thay đổi , họ vẫn xuống , khi đón được đồng đội họ lập tức bay về , đội hình vẫn giữ nguyên, Tôi không dám chê , nhưng tôi thấy các phi đội trực thăng Việt Nam , khi bị bắn thì thì đội hình sáo trộn không biết ai là Leader nữa , tôi có hỏi thì họ nói là tránh đạn vậy thôi, tuy nhiên đối với PĐ 219 thì khi lâm trận lối làm việc có khác hơn các đơn vị khác …, họ phải vào từng chiếc một , chộp thời cơ để đáp .
Có một lần, thầy trò chúng tôi , dược lệnh lên tải những xác chết , đã bị chôn trên 10 ngày rồi , họ đã bị vùi xuống đất , vì nơi đó tạm yên , lắng dịu , lệnh phải đào lên cho trực thăng đem về, Đây là một đơn vị cũa biệt Động quân, Khi chúng tôi đến nơi , những người Lính buộc xác chết vào một nhánh cây , hai người mỗi người một đầu khiêng đến gần máy bay, họ chỉ quăng trước cửa máy bay mà không chịu đưa lên tàu, vì quá thối , thề là mình tôi kéo lê từng xác chết vào trong tàu, vì bị xình chương lên , những xác cứ đè lên nhau , chảy nước vàng , có người dòi bọ bò lúc nhúc , con dòi to bằng đầu đũa , có lông lốm đốm, mình trắng như hột gạo sấy đổ nước chưa kịp ăn, bay được một đoạn ,Tôi chịu không nổi leo ra khỏi máy bay, có một xác chết vì chồng lên trên,hơi dốc nên từ từ tuột ra chỗ chân tôi đứng , lúc đó tôi sợ Anh ta rơi ra khỏi máy bay , nên lấy hai chân kẹp đầu anh ta lại, máu ?… không phải , nước vàng từ trong đầu Anh ta chảy ra thấm vào hai ống quần của Tôi , Tôi cố chịu đựng ,buông ra Anh ta sẽ rớt ra ngoài mất, vứa về tới Khe Sanh , máy bay chưa kịp đáp tôi đã nhẩy ngay xuống đất, không thể nào chịu nổi nữa , quên cả hai chân bị thốn , tôi ra dấu cho Anh Hiền đáp xong , lập tức lấy lọ dầu cạo râu After shaving loại OLD SPICE trút hết vào đầu, phải nói là Tôi ngu thật, dầu thơm nó lại có tác dụng hút mùi thối , thế là khổ thân cho Tôi , chiều về tắm thế nào cũng không hết , cơm thì không thể nào ăn vô được vì trong người lúc nào cũng thoang thoảng mùi thối , bộ đồ bay lại càng không thể bỏ được, Tôi không mang theo nhiều đồ , thật may có một ông cụ ở Địa phương , trước kia làm nghề bốc mộ , ông chỉ cho Tôi cách khủ mùi thối, Tôi nghe theo ông, mua 5 lít rược đế , mua vài ký gừng , Gừng đem giã ra và nấu với rượu , rồi đem ra tắm giặt là hết ngay , quả nhiên tất cả những mùi thối đều biến sạch , Tôi cám ơn Ong già vô cùng .Trong trận này Tôi được một Huy Chương Nhân Dũng bội Tinh do QĐ số 61/TTM/TQT ngày 14 tháng 04 năm 1971 và Một Huy chương Anh Dũng Bội Tinh cấp Lữ Đoàn theo CL số 040/QĐ I /QK I Ngày 16 tháng 05 năm 1971
Khoảng tháng 4 năm 1971 PHĐ HUÊ BIÊN MẪN Tôi còn nhớ lần đó đang trực tại Đức Lập , được lệnh đi thả một toán gồm 3 troops về hướng Tây cũa Đức Lập , khi quay máy thi hai chiếc bị hỏng , chỉ còn lại độc nhất có một chiếc của Tôi , lúc bấy giờ Capt. Car chỉ huy nơi đây , thấy vậy không muốn cho chúng Tôi đi , Ong nhờ Slick của Hoa Kỳ thả hộ , nhưng chàng Pilot của Slick năn nỉ Tr/u Đinh Văn Huê , ngày mai tao nhận giấy về Hoa Kỳ , nhưng theo luật các bạn tao bắt tao phai bay Phi Vụ cuối cùng , trước khi từ giả chiến trường VN , vậy mày thông cảm cho tao , thả thế tao chuyến này , Tao sẽ cover ở trên để yểm trợ cho mày Tr/u Huê thấy không từ chối được nên đồng ý thả ba Troops đó , Khi PC vào đến LZ thì bị bắn bể tip cap , cái nắp chụp trên đầu cánh quạt để tracking máy bay , đuôi bị bắn nhiều lỗ , Cánh quạt bị bắn thủng , kêu éo éo và rung dư dội , Tr/u Huê vội đáp xuống tắt máy kiểm tra , Tôi vội chụp Đại liên mang xuống đất chạy theo mấy chú Team , trong khi đó Chú Tư Biên ( th/u Biên ) không biết sợ là gì , Anh vẫn yên chí ngồi đợi trên ghế Copil , Tr/u Huê lấy máy truyền tin của của Team liên lạc với chàng Slick , Anh Ta năn nỉ Mày cố gắng bay về đi tao không thể xuống được, ngày mai tao về nước rồi và chàng ta năn nỉ làm Tr/u Huê phải lưỡng lự , không biết bay về nổi không , Anh hòi Team nơi đây địch quân có đông không , và Team trả lới là rất nhiều , Anh vội quay trở lại Máy bay và leo lên quay máy , lúc đó Th/u Biên mới định leo xuống , cánh quạt máy bay kêu rất to và thân phi cơ thì rung chuyển mạnh , nhưng Tr/u Huê cố gắng lấy Airspeed bay về Đức Lập , Phi cơ bay về đến Đức Lập , chàng Pilot Hoa Kỳ lại cám ơn Tr/u Huê ráo riết , sau đó các bạn Anh ta tỏ thái độ chúc mừng , bằng cách trói Anh Ta lại , đem treo vào Tail Skit , rồi giật mấy trái khói màu quâng vào đuôi máy bay, đó là cách ăn mừng của các chàng Phi Công Hoa Kỳ. Khi kết thúc một biến chuyển , như màn khóa hoặc đến ngày về nước . Vân…Vân..
Cũng trong kỳ biệt phái này, Phi hành đoàn chúng tôi , được lệnh về tăng cường cho Quảng Lợi , sau khi hoàn thành Phi Vụ ở Quảng Lợi , chiều hôm đó PHĐ chúng Tôi về sớm, bay thẳng về Saigon , khi bay dọc theo quốc lộ 13 , qua khỏi Bình Long An Lộc , đến xã Tân Khai, chúng tôi bay dọc về hướng đông qua Minh Hưng , bay sâu vào trong rừng ,Tôi lấy làm lạ hỏi Mình đi đâu đây Anh Huê Anh nói Kiếm một con Nai đem về nhà cho Gia Đình Thế là Anh quần dọc theo Minh Hưng , nhưng nơi đây chỉ có Công mà thôi Anh bay lấn qua Minh Lập , bay gần đến Plantason Thuận Lợi Đồng Xoài , mới bắn được một chú Nai, Anh bay vòng trở về đến căn cứ Lai Khê, Quân Đội Hoa Kỳ đóng Quân , Anh Huê đáp đại xuống mấy ụ Phi cơ tại căn Cứ này , nói tôi dùng Ba zơ nết của Biệt kích cho , xẻ ra 4 cái đùi rồi lau sạch sàn tàu ,đem cất vào sau radio compartment, lúc đó mấy quân nhân Hoa Kỳ ra xem , họ đuổi chúng tôi không cho đậu tại đó nữa , Tr/u Huê bay lên dọc theo quốc lộ , đến gần bến cát Anh thấy một đồn địa phương Quân hình tam giác nằn giữa ruộng , Anh bay tới vòng ba vòng , rồi bay đến cổng đồn bảo Tôi quăng cái mình Nai xuống , lúc bấy giờ mấy chàng Địa Phương quân , đột nhiên có thịt nai tư trên trời rơi xuống mừng rỡ vô cùng , sau đó Anh bay thẳng về Biên Hoà, câu chuyện này tiếp tục diễn tiến như sau , Anh gọi đài kiểm soát Biên Hoà , cho biết Phi cơ vừa chở xác về , máu dính trên máy bay rất nhiều, yêu cầu Đài Kiểm soát gọi xe chữa lửa ra rửa hộ tàu , rồi Anh nói tôi kéo 4 đùi xuống Tail cone dấu , sau khi xe chữa lửa ra , Tôi và Thanh một nhân viên kỹ thuật 219 đi theo, cầm vòi xịt rửa máy bay , các nhân viên cứu hoả mon men lại gần , Tôi xịt văng máu tứ tung , các chàng sợ quá tránh ra xa , tỏ ra rất là thán phục chúng tôi , sau cùng Tôi phải xịt cả dưới sân , để máu và lông trôi vào trong cỏ , phi tang cho khỏi bị phát hiện , sau khi trả vòi , các chàng cứu hỏa còn bắt tay Tôi cám ơn, họ nắn nắn tay tôi ra vẻ kính trọng trìu mến , tên đồ tể giả danh là người tốt bụng này , câu chuyện vẫn chưa xong , Tr/u Huê còn bay thẳng về cầu chữ Y bên bến Phạm Thế Hiển , nói tôi thuê xe đem về nhà vợ Anh ở cư xá trước rạp chiếu bóng Capital đường Cao Thắng , và nhà Anh Nguyễn Văn Biên ỡ sau nhà thờ Bắc Hà , trước bệnh viện Nhi đồng đường Lý Thái Tổ.
Ngày 09 tháng 10 năm 1971 (Tai nạn của hai PHĐ Đ/U VŨ ĐỨC THẮNG TH/U NGUYỄN NGỌC AN TH/U NGUYỄN VĂN MAI & Đ/U TRẦN VĂN LONG TH/U NGÔ VĂN THÀNH TR/S TRẦN VĂN LIÊN ) Tai nạn này Tôi có tham gia, nhưng lại không có mặt tại hiện trường , câu chuyện như sau, Tôi không nhớ là lần đó biệt phái bao nhiêu chiếc , mà Tôi chỉ nhớ là ,trước đó một ngày ,Trưởng trại Quảng Lợi yêu cầu Đ/u Vũ Đức Thắng Kingbee Lead, cho tăng cường máy bay , để đi đón một đại đội về , Đ/u Thắng điện ra Ban Mê Thuật , yêu cầu Đ/u Trần văn Long, cho tăng cường một chiếc ( lúc này Anh Trần văn Long cũng đã là Leader ở Biệt Đội BMT ) Sáng sớm hôm sau phải có mặt tại sân bay Lộc Ninh . Chiều hôm đó PHĐ Vũ Đức Thắng - Nguyễn Ngọc An - Nguyễn Văn Mai và PHĐ Tr/u Nguyển Hải Hoàn Th/u Nguyễn Văn Kim ( Kim méo) Tr/s Phạm Minh mẫn bay về Saigon .
Khi về đến nhà, Nguyễn Thanh Cần hiên đang nghỉ phép , đến nhà Tôi yêu cầu ngày mai cho Cần đi thế một hôm , vì về phép nhiều ngày nay, đã hết tiền , muốn bay thế chỉ một lần thôi , để lên Quảng lợi săn bắn kiếm tiền tiêu vài ngày . Tôi đồng ý và giao Headset cho Cần.
Buổi sáng tinh mơ , hôm đó Thứ Bảy ngày cuối tuần , hai PHĐ của Đ/u Thắng và Tr/u Hoàn bay lên Quảng Lợi , không lên thẳng sân bay Lộc Ninh ngay Đ/u Thắng cùng Tr/u Hoàn rủ nhau đi săn kiếm tiền tiêu ngày cuối tuần , không kiếm được Nai , Đ/u Thắng bắn được 5 con heo rừng , bảo Tr/u Hoàn chỏ về Lộc Ninh bán , đến sân bay Lộc Ninh thì Đ/u Long đã chờ ở đó , Đại Uy Miller trưởng ban diều động hàng quân , cũng đang ngóng chờ hai Anh Thắng và Hoàn , thấy máy bay có chở xác thú rừng , lại lên trễ nên Đ/U Miller đã lấy máy chụp ảnh ra chụp hình chiếc của Anh Hoàn để báo cáo.
Rồi Phi vụ cũng đã được hoàn tất , nhưng rất trễ , đến 20 giờ tối mới cất cánh về Saigon, bầu trời Quảng Lợi tuy không được trong lắm , nhưng đây là ngày cuối tuần , Saigon chắc hẳn có lắm người ngóng trông , và ba chiếc THẮNG AN MAI & LONG THÀNH LIÊN & HOÀN KIM CẦN ( Đúng ra thì Mevo đi với Anh Trần Văn Long là Trần Mạnh Nghiêm , Nghiêm là Mevo trước Liên , Phi Đoàn không cho anh em bay chung, nhưng Đ/u Long lên BMT lại là Leader , khi về Quảng lợi sẽ về Saigon , nên rủ Liên cùng về) , khi ba chiếc bay đến xã Minh Hưng , cách Thị Trấn Chơn Thành khoảng 20 cây số , trời bắt đầu đổ mưa , và mưa mỗi lúc một to thêm , ban đêm trời mua nên không còn trông thấy gì , hai chiếc đầu Đ/u Thắng , Đ/u Long bay lạc hướng về phía Xã Minh Lập , còn Tr/u Hoàn cứ bò theo đường Quốc Lộ 13 , đến sân bay Long Thành , một sân bay nhỏ nằm gần lề đường ngay đầu thị trấn , Tr/u Hoàn không thể bay được nữa , đã đáp xuống đây sát đồn Cảnh Sát dã Chiến , khoảng nửa đêm được tin Địch Quân có thể tấn công, trưởng đồn Cảnh Sát , phát cho Ba chàng Không Quân , ba khẩu M.16 , yêu cầu ra vòng đai nằm gác , thế là ba chàng vừa thoát tai nạn này , lại ập đến tai nạn khác , cứ thế mà nơm nớp lo cho đến sáng .
Sáng Chủ Nhật , tôi được Nguyễn Thanh Cần đến nhà trả Heaset , Mếu máo Hai chiếc Anh Thắng và Anh Long chết hết rồi , Tôi bàng hoàng trước tin này , vôi chụp Headset mà cần trả mặc vội quần áo , nhờ chú Em cũng Không Quân , chở vào Phi Trường Tân Sơn Nhất , Gặp Anh Phạm Ngọc Sâm , được biết hai chiếc đã bị Vertigo , Tôi bay theo Tr/u Phạm Ngọc Sâm lên Chơn Thành, lùng tìm hai chiếc bị mất tích , sau đó tìm được hai chiếc rớt ở hai nơi cũng khá xa nhau, đếu thuộc xã Minh Lập , nơi đây là rừng chồi , nói rừng chồi nhưng cây cũng đã cao khỏi nóc nhà , hai chiếc đều bị cháy , ban đầu tìm ra xác chiếc của Đ/u Thắng ba người Đ/U VŨ ĐỨC THẮNG TH/U NGUYỄN NGỌC AN TH/U NGUYỄN VĂN MAI , Cả ba đều bị cháy đen , sau nhiều giờ , mới tìm ra chiếc của Đ/u Long PHĐ gồm Đ/U TRẦN VĂN LONG TH/U NGÔ VĂN THÀNH TR/S TRẦN VĂN LIÊN , hai người bị cháy đen là Thành và Liên, còn Đ/u Long chỉ bị xém sơ thôi, nhưng mất cái đầu ,một Tr/s người Mỹ nói là tôi tìm mãi vẫn không thấy đầu Anh ta dâu cả , tôi cứ đi tìm tới trưa thì thấy His on the tree , như vậy có lẽ Đ/u Long đã nhẩy ra , bị Main rotor chặt , tình huống này có sảy ra ở Cần Thơ. Máy bay chúng Tôi , đáp ngay lề một đường mòn nhỏ, các Biệt Kích lôi ra những cái Bông Sô , trong đó là ba xác Long , Thành , Liên , Xác Anh Long thật là nặng vì Anh rất mập , người to lớn , những chàng BK để dưới đất rồi bo đi ngay, một mình tôi ỳ ạch bế ba chàng lên máy bay , đưa thẳng về Tử sĩ Đường Tân Sơn Nhất , gần cổng sau của trại Nhẩy Dù Hoàng Hoa Thám .
Như vậy là Phi Đoàn 219 , đã tổn thất 6 người vào đêm thứ Bảy ngày 21 tháng 08 năm Tân Hợi tức là ngày 09 tháng 10 năm 1971 , Lần này các Steps của PĐ 219 về cũng khá nhiều , vì gặp tình huống khó xử , do hai Anh Em ruột cùng chết chung một lần , không thể chôn hai nơi khác nhau được , Nghĩa Trang MẠC ĐĨNH CHI , chỉ cho chôn cất các Sĩ Quan mà thôi , Th/t Nguyễn Văn Nghĩa PĐT , vào Bộ Tư Lệnh Không Quân , nhờ can thiệp , nhưng vẫn không được , cuối cùng BTL.KQ quyết định, cho Trung sĩ Trần Văn Liên chức Trung Uy gỉa định, để hai Anh Em cùng được chôn gần nhau. Thật là đau thương , khi về đến gia đình Đ/u Trần Văn Long , hai quan tài để song song , mẹ già khóc cho hai con … ( Có một việc mà tôi đóng ngoặc ở đây , trước nay Anh Em trong Phi Đoàn hay cười Đ/u Long , mỗi lần về phép , Anh Em cứ hay rình Anh Long xem Anh Long đem cái gì về nhà trong túi Suitcase của KQ phát , mở ra toàn là Thuốc tây và đồ hộp … không cần quần áo. Sau nay khi đến nhà Anh Long mới hiểu được là Anh Long mồ côi Cha từ trước năm 1953 , và mẹ già tảo tần nuôi bốn người con , chính vì sự cực khổ của Mẹ già, Anh Long quyết chí vươn lên trong Xã hội , và hiểu được cái cực khổ của Mẹ già , Anh vừa Thi đậu Trung Học lập Tức tình Nguyện gia Nhập Không Quân , theo ngành Phi Công , và Anh cố gắng chuyên cần đã dược nhiều tập san trong trường Huấn Luyện Hoa Kỳ khen tặng , như bài EXTENSIVE TRAINING IS PREREQUISITE FOR VIETNAM OFFICERS SAYS AIR CADET. Bài viết của Pvt, Jimmy Edwards , bài viết còn chụp hình Anh Long và ghi chú phía dưới DEDICATED STUDENT Air Cadet Tran van Long makes a last minute check of his notes before reporting to USA PHS academics. Cadet Long states that he wants to learn as much as possible during his stay at Fort Wolters . Sau này Anh về PĐ hay khai bệnh, để lấy thuốc về giúp đỡ nhưng người khốn khó trong xóm , và cho quà mọi người , đó là những hành đông giúp đỡ những người nghèo khổ , mặc cho ai muốn hiểu Anh ra sao thì hiểu )
Còn Th/u Nguyễn Văn Mai , Anh có nặng nợ với Phi Đoàn 219 , trước kia Anh đã là một Mevo già tại Phi Đoàn 219 , từ những ngày mới thành lập. Sau Anh phải thuyên chuyển về PĐ 215 , rồi Anh lại xin ra PĐ trở lại, mặc dù Mevo đã lên đến Thiếu Uy, nhưng Anh vẫn không ngại bay, chúc vụ cuối cùng của Anh là Cố Trung Uy Mevo Nguyễn Văn Mai.
Sau nhiều ngày ở lại Saigon lo dám táng, cho những Tử Sĩ Kingbee 219, tử nạn tại vùng trời Minh Lập Thị Trấn Chơn Thành , Chúng Tôi, nhiều nhân viên phi hành trở về Đà Nẵng , gồm Th/t Nguyễn văn Nghĩa , Đ/ Huỳnh Văn Phố , Đ/u Nguyễn Văn Tưởng , Tr/u Phạm Ngọc Sâm,Tr/u Nguyển Hải Hoàn , Th/u Đỗ Kim Long . Th/u Phan Thành Lập , Th/u Nguyễn văn Kim , Th/sLê Phước Quý , Tr/s Phạm Minh Mẫn , một số Anh Em nữa mà tôi đả quên… cộng thêm vơí vài nhân viên kỹ thuật, khi bay đến Bồng Sơn , máy bay bị hỏng Chip detactor , phải đáp xuống một đồn Địa Phương Quân , nằm trên một ngọn đồi thấp , tháng này còn dư hưởng của trận bão miền Trung , trời lất phất mưa bụi , tầng mây lơ lửng , làm không khí hơi se lạnh, các Kỹ thuật viên xuống lúi húi mở carbo máy , đang sửa chữa , tất cả Anh Em , đều xúm nhau trên carbin của chiếc đầu bị hỏng , ngồi đấu láo kể chuyện vui ,Tôi đang ngồi trên chính cái ghế Mevo của mình , bổng nghe tạch…tạch…tạch ba tiếng , tất cả theo phản xạ đều phóng xuống đất , chợt nghe Th/u Đỗ Kim Long la lên Tôi bị trúng đạn rồi Th/t Nghĩa nghe vậy quay lại chửi Đ.M. giờ còn giỡn nữa . nhưng khi thấy Anh Long ôm mông , máu chảy ra , Anh Nghĩa vội ra lệnh cho Anh Em ,vào đồn trú ẩn của Địa Phương Quân , nhờ Y tá băng bó , trong lúc đó các chiến Sĩ Địa Phương Quân , bắn xuống đồi như mưa , và tuyệt nhiên không có tiếng đáp trả, họ cho biết đó chỉ là những du kích bắn xẻ vậy thôi. Rồi họ cho một băng ca , đưa Th/u Long lên máy bay, lúc này Anh Long được nằm hẳn hoi trong khi các Anh Em khác phải ngồi.
Và tiếp theo đây là sự diễn tả của Anh Phan Thành Lập, về chuyến bay này. (Đọc mấy hàng phân ưu này nhớ lại kỷ niệm xa xưa lắm vì buổi sáng hôm đó chính Nguyễn Xuân Bách đã về CX Thống Nhất báo tin : Mày có hay tin gì chưa thằng Ngô văn Thành đã bị mất tích chưa tìm được , cả hai PHĐ lúc đó chưa có tin xác nhận là cả hai Phi cơ đều Crash , mặc dù Kim và T/U Hoàn đã đáp được an toàn.
Kể cho Quỳnh nghe một kỷ niệm cũng rất Kinh Hoàng khó quên là sau khi bay về dự đám tang cho tất cả cố PHĐ lúc bay trở ra Đà nẵng chút nữa là PĐ 219 lại mất thêm 2 phi cơ trên đó có Lập nữa , chỉ ngồi thùng với một số Anh Em khác . Vì ảnh hưởng của trận bão miền Trung lúc bấy giờ vẫn còn nặng lắm . Hai chiếc H.34 do T/T Nghĩa , Đ/U Phố , Đ/u Tưởng và hình như T/u Sâm lái . Lúc ra bay dọc theo bờ biển , gần khoảng Phan Rang thì phải { Đó là Bồng Sơn Anh Lập nhớ lộn rồi } đáp đại bên cạnh một đồn Địa Phương Quân để cho vài Anh Em kỹ thuật mở máy kiểm soát vì đèn báo có metal chip trong lúc chơ đợi thì tất cả Anh Em 219 tụ tập trên một chiếc , trời lúc đó mưa tầm tã { mưa lất phất thôi Anh Lập ơi } để nói chuyện thì không ngờ mấy chú Du Kích dám mò tới gần bắn một tràng AK về chỗ hai chiếc H.34 tất cả mọi người khi nghe tiếng súng thì đều nhẩy xuống đất nằm trong vòng vài giây thì trong đồn cũng bắn ra đáp lễ lúc Lập nhẩy xuống thì Th/u Long ( Quỳnh còn nhớ Long không ) cũng nhẩy theo bên cạnh nhưng rên rỉ Tao trúng đạn rồi , tay thì che trên mông nhìn qua thì thấy một lỗ nhỏ có rướm chút máu thì tao cũng hoảng . nhưng sợ tụi nó tấn công nên ráng cặp vai Long vứa khom lưng vừa chạy vào trong đồn . Khi mấy chú VC rút lui rồi thì phải liên lạc medivac chở Long đi Quân Y Viện ở Nha Trang . Lúc trở ra coi lại thì lỗ đạn trên thân tàu chỉ cách đầu của Lập đang ngồi , còn Long thì đứng ngay bên cạnh khoảng chùng 15 cm. Vậy mà cũng chưa hết . sau khi check tàu xong không có gì thì lại tiếp tục mò theo bờ biển để trở ra . Lúc đó thì vào chiều trời cũng bắt đầu tối , cả một vùng thì một bên là biển đông phía trong thì nước ngập mênh mông không thấy được một ánh đèn , lúc đầu thì còn nhận ra bờ bãi , sau một hồi thì mưa ào ạt nhìn xuống không còn phân biệt đâu là bơ đâu là biển nữa . Hai chiếc H.34 thì chiếc thứ hai Tưởng lái bám theo mà bay . Tất cả sinh mạng đều tùy thuộc vào khả năng bay của T/T Nghĩa , nổi tiếng là bay instrument rất vững . Lúc bấy giờ Quỳnh biết không lần đầu tiên trong đời tao … khấn trời đất cho tai qua nạn khỏi . Ngồi thùng của chiếc số hai , nhìn góc độ của các giọt mưa qua khung cửa để mở nhờ ánh đèn chớp màu xanh bên mặt , lúc thì gần như ngang , lúc thì gần như thẳng ngóng cổ nhìn đèn chớp của chiếc 1 thì lúc cách thật xa , lúc sắp thật gần thì biết là cả hai chiếc đều bắt đầu bay lạng quạng , thân mình thì vừa ứơt vừa lạnh và …… Sợ mà không thể làm gì được chỉ biết ngồi chờ ….tới phiên mình mà thôi . Chịu đựng như vậy cả tiếng đồng hồ mới thấy được ánh đèn vòng đai của Căn Cứ Chu Lai . Mưa cũng bắt đầu tạnh . Đáp được xuống Phi Trường Đà Nẵng T/T Nghĩa mặt rất trầm ngâm than Đ.M sao PĐ sui quá. Ngày hôm sau PĐ tổ chức một số Đại Đức tới để làm lễ cúng Cô Hồn và vong linh các Cố chiến hữu ngay tại Phòng Hành Quân. )
LẬP.
Câu chuyện cúng tế này , không phải do Anh Nguyễn Văn Nghĩa chủ xướng, Anh Nghĩa là người đạo công giáo , Anh không tin vào cúng tế , theo Tôi có lẽ là các Anh Steps khác thì đúng hơn .
Năm 1971 có một thay đổi lớn, là Phi Đoàn 219 di chuyển đơn vị , xuống chỗ gần Cứu Hoả sát Air America , Theo nhu cầu Việt Nam hoá chiến tranh , các Phi Đoàn trực thăng của Quân Đội Việt Nam Công Hoà , phải thay đổi các loại Trực thăng cũ kỹ già nua CHOCTAW CH.34 của hãng Sikorsky , chuyển sang trực thăng loại SLICK UH.1 của Hãng Bell chế tạo. Nhưng vì nhu cầu làm việc của Phi Đoàn 219 , TT CH.34 thích nghi với nhưng công việc mà PĐ 219 đang đảm trách, nên mới giữ lại cho đến cuối năm 1971 , PĐ mới thay đổi loại máy bay mới này , để lại trong lòng những chàng KINGBEE những tiếc nuối khôn nguôi. CH.34 RA ĐI UH.1 MỚI VỀ
Đầu năm 1972 Tôi nhớ có một lần biết phái ra Huế , ở tại một căn cứ tạm của Lực Lượng đặc Biệt , nơi này từ cầu TRƯỜNG TIỀN đi xuống rẽ trái là Khách Sạn Hương Giang, đi thẳng 500 mét rẽ trái , căn cứ năm gần góc đường phía bên phải , trước kia la khu nội trú Sinh viên , sau trở thành doanh trại Quân cảnh Tư Pháp , rồi nhường lại cho LLĐB ở tạm , trong thời gian chờ giải thể . Chúng tôi có Bốn chiếc , hai Phi Hành Đoàn thay phiên nhau , hôm nay đi ngày mai nghỉ , chỉ có một phi vụ mà xuốt 5 - 6 ngày chưa hoàn thành , Nhiệm vụ thả hai BK mặc thường phục , không trang bị vũ khí , họ nhẩy xuống Cam Lộ , tất cả PHĐ cũng đều phải mặc thường phục màu sậm , để lại địa chỉ cấp báo , và cứ đến chiều tối mới xuất phát , Tôi bay chung với Anh Tr/u Hiệp và Th/u nguyễn văn Tiều , cứ đến chiều là bay lên Tây Lộc Standing by, cho đến sau 19 giờ là cất cánh , Th/t Tống Phước Hảo và một Tr/T Hoa kỳ đến bắt tay trước khi khởi hành , bay một đoạn , máy bay hỏng vô tuyến phải quay về , ngày hôm sau hai chiếc khác , ban ngày Kỹ thuật sửa chữa tối là làm việc , không hiểu sao cứ chiều Tối, Máy bay không hỏng cái này, cũng hòng cái khác , càng kéo dài nhiều ngày càng mệt , bản thân Tôi cũng thấy mệt mỏi, ban ngày thì nóng , cơm thì khô , thật khó nuốt , lúc nào cũng thấy như không muốn ăn cái gì cả, cứ như no hơi , và một buổi tối tôi năm cạnh Tr/u Hiệp tôi nghe Anh thở dài , không biết là anh mơ hay tỉnh, Anh nói Thôi thì Cố Đại Uy cũng phải ráng , cứ như thế này thì không thể nào chịu nổi ròi .
Qua ngày hôm sau , Tr/u Hiệp quyết định làm cho xong , dù máy bay có hư hỏng cũng phải cố gắng , đúng 19 giờ 30 chúng Tôi cất cánh , Anh chấm tọa độ và định thời gian từ Tây lộc đến LZ thời gian bay bao lâu , Anh tắt tất cả Rotortinglight , lấy cấp trực chỉ bay thẳng đến LZ , Đến nơi , Anh yêu cầu chiếc thứ nhì bay lên cao , Anh Descends xuống , thấy đất mờ mờ Anh lập tức bật Landinglight , đáp ngay xuống , đây là một nơi rất quen, nó là một nghĩa trang , ở dưới địch quân đặt sẵn súng cối , đại bác phòng không rất nhiều , bất ngờ địch quân chạy tán loạn , hai BK quân lao xuông chạy mất dạng , Tr/u Hiệp cất cánh ,tắt hết đèn , bay low leval một đoạn rồi mới mông tê lên cao , khi về đến nhà , Anh Hảo và trưởng trại ra ôm chúng tôi mừng rỡ, mission đã được hoàn thành.Lần này Tôi được một huy chương Phi Dũng bội Tinh cánh chim đồng theo QĐ số 001/SĐ I KQ ngày 23 tháng 02 năm 1972.Và cũng vào ngày 01 tháng 01 năm 1972 Tôi được lên TRUNG SĨ NHẤT theo QĐ số 02420/TTM/KQ/NV/ TQT/TTHC/TT ngày 08 tháng 02 năm 1972.
Năm 1972 Tôi cũng đa quên mất ngày chính sác , có hai chuyện vui không biết Anh HUỲNH VĂN PHỐ còn nhớ không , năm dó Phi Đoàn 219 chưa dời về Nha Trang lúc chuyển tiếp từ CH.34 qua UH.1 , Phi Đoàn nhận thêm một số anh Em Gunner , hôm đó hình như chưa có Anh Hảo , một Gunner chạy vô đứng trước bàn Đ/u Phố , đưa tay chào thật nghiêm ,đúng quân phong quân kỷ nói Thiếu Tá … cho Tao đi phép đi lúc đó Anh Phố tức quá không biết làm sao ? …, vào phòng CHT nói với Th/t PĐT Nghĩa , Anh Nghĩa bật cười Trời đất ơi … thằng khùng mà … cũng tức sao ? đó là Hạ Sĩ Trần Phát , Anh Ta người Hoa nên cách ăn nói không rõ ràng . Và một chuyện mà Tôi cứ tức cười và nhớ mãi , khi PĐ nhận Gun Ship thì có một số Crewchief bên các Phi Đoàn Trực Thăng của Hoa Kỳ , sang huấn luyện cho các Mevo CH.34 tại Phi Đoàn , sau 15 ngày các Crewchief Hoa Kỳ kiểm tra lại các Mevo PĐ , họ yêu cầu Mevo tìm chỗ nào hư hỏng báo cho Họ biết , đến phiên Thượng sĩ Võ Văn Hồng ( Hồng sún) , Anh leo lên đuôi may bay , Anh lắc cái đòn cân bằng ,đổi sải của cánh quạt đuôi , anh thấy nó lỏng , nhưng Anh không biết diễn tả như thế nào cho người Mỹ họ hiểu , bí qúa anh nói đại Crosshead sục sịch Anh chàng thượng sĩ người Mỹ gật gù Oh! Crosshead Bullship ha !… good…good…good ! thế là mấy anh chàng người Mỹ , thưởng cho Anh Hồng một cái hộp quẹt Zippo, sau đó Phi Đoàn mời các chàng Mevo người Mỹ vào câu Lạc Bộ của Anh Nhơn ở tại Phi đoàn, do đầu bếp Woằng A Sáng đảm trách , hôm đó một bữa tiệc linh đình thết đãi các huấn luyện viên Hoa Kỳ.
Vào khoảng tháng 3 năm 1972 Tr/u HÀ TÔN bay Huấn luyện cho một Pilot mới về là Th/u ĐẶNG QUÂN , sáng hôm đó Anh Tôn xem Phi Lênh là bay huấn luyện với Quân , Anh bay ra đầu Phi Trường khu vực gần Non Nước cho Anh Quân bay sau khi bay tập nhiều động tác , Anh thả cho Th/u Quân đáp Force Landing , lúc xuống tới đất Th/u Quân flare lại thật nhanh , chạm tail skit xuống đất , lúng túng TH/u Quân quên kéo colective pitch stick lên , làm PC đập mạnh xuống , trong lúc đó Tr/u Hà Tôn đã cài Saferty bell lại quên lock Harness nên bị Syclic stick đập vào ngực , ( giống tình trang Anh Cung ) Anh đã bị chết ngay sau đó . Lúc đó gia đình Anh Hà Tôn ở Đà Năng , Phi Đoàn đưa xác Anh về quàng tại nhà , rồi Quan tài Anh Hà Tôn được PC chở về Saigon, an táng tại Nghĩa Trang MẠC ĐĨNH CHI .
Đến ngày 25 tháng 04 năm 1972 , Phi Đoàn chuyển đơn vị về NhaTrang , buổi trưa hôm đó khoảng 14 giờ toàn bộ Trực Thăng của Phi Đoàn 219 , đáp đầy đủ tại Parking riêng của Phi Đoàn, nằm Phía sau Phi Trường , gần cổng nhỏ đi ra hướng chợ Phước Hải Nha Trang , Phi Đoàn được toạ Lạc tại Trại Bắc Bình Vương, ( Nơi trại Lực Lượng Đặc Biệt Đoàn 75 cũ ) , Đây là lần đầu tiên, Phi Đoàn được thừa hưởng một vị trí khang trang, sạch đẹp , Phòng làm việc của Chỉ Huy trưởng rất đẹp , tất cả nhưng phòng nghi , phòng họp cũng đẹp , được trang trí hoa mỹ , dưới bàn tay khéo léo Mevo ĐỔNG MINH SANH , làm cho Phi Đoàn có một vẻ sang trọng , bên cạnh là nhà riêng của Chi Huy Trưởng , thông ra sân rông lớn trước mặt Phi Đoàn , có một dẫy cột cờ , lối đi rộng rãi bên hông Phi Đoàn , phân chia 4 dẫy phòng , mỗi dẫy phòng đều có lầu , một dẫy như vậy có 10 phòng rộng rãi , trước mặt Phi Đoàn có một số gia đình của Phòng vệ phi trường , khu vực này vẫn có hàng quán và bàn Billard , Anh Em Kingbee rất vui vẻ và thoả mãn, Phi Đoàn còn được thừa hưởng một khu gia binh ở đường trước mặt cổng Long Vân rẽ trái khoảng 500 mét, một nơi rất rộng nằn trên đường LÊ VĂN DUYỆT lúc bấy giờ, đó là Trại HÀM TỬ, các Kingbee thật là hãnh diện .
Sau đó dể làm lễ ăn mừng , Phi Đoàn mới cũng là ngày Phi Đoàn 219 ăn mừng chiến thắng Quảng Trị , rút hẳn quân về NhaTrang , Anh Nghĩa cho triệu Tập toàn thể NV.PH làm lễ NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC CHIẾN SĨ TRỞ VỀ SAU CHIẾN THẮNG QUẢNG TRỊ . Trong lúc đó những chiến sĩ KINGBEE vẫn còn hành trang và lấm bụi chiến trường , xếp hàng trước sân cờ 219, nghe Th/t CHT Nguyễn Văn Nghĩa đọc lời chào mừng . Rồi toàn thể NV.PH chén thù chén tạc ngoài trời cười nói vui vẻ , Tôi lúc đó có máy ảnh, đã ghi lại những giây phút huy hoàng đầy tình nghĩa này. Và các Anh cũng đã được xem ảnh. Rất tiếc là đã thất lạc đi rất nhiều hình ảnh, nên không bộc lộ được hết những phút giấy ấm cúng đó.
Rồi thời gian thấm thoát , kể từ ngày Phi Đoàn 219 dời về NhaTrang , cũng sau vài tháng Phi Đoàn gặp một tai nạn của PHĐ : Tr/u Trần NGỌC A - Th/u Lê Hoài PHƯƠNG - Th/s Phạm Văn THỊNH - H/s Nguyễn Văn DIỆP . ( Chi tiết cũa Phi Vụ này Anh Lê Hoài Phương biết rõ, hiện nay Anh Phương đang ở Michigun Hoa Kỳ số ĐT : 616 - 273 1610 ) .Lúc này Phi Đoàn thường biệt phái ra Phú Bài , Anh Trần Ngọc nhận phi vụ trực tại cấy số 17 Huế , chờ lệnh điều động , sau đó Anh được lệnh bay hành quân tại Khu vực phía Tây cây số 17 , khi bay đến khu vực rừng chồi , có rất nhiều bụi Le một loại tre thân nhỏ , Bất ngờ địch quân ẩn nấp trong các bụi tre bắn lên , Phi cơ trúng đạn bị rơi xuống , khi máy bay chạm mặt đất , lập tức Phi Hành Đoàn vội vàng nhẩy ra khỏi máy bay , bỏ chạy về hướng có có đồn Địa phương Quân , sau lưng địch quân bắt đầu xuất hiện , họ đuổi theo ráo riết , nhưng tuyệt nhiên không dám đến gần các Anh , Họ la lớn Hàng sống chống chết , họ càng đuổi càng la , như thế …làm các Anh bấn loạn , thật tình mà nói, các Anh chỉ chiến đấu trên không , không có kinh nghiệm tác chiến dưới mặt đất . Tr/u Lê Hoài Phương , ra trường và đã chiến đấu từ Bộ Binh , Anh chuyển sang Không Quân , nên đã có kinh nghiệm tác chiến … nhanh chân hơn , Anh vội chạy ngay sang hướng khác , đến một bụi le , rất may phía dưới gốc bụi le có một hầm trú ẩn , đã được địch quân đào sẵn , Anh chui hẳn vào trong hầm , (Theo phương châm TRỐN CHỖ NGUY HIỂM NHẤT LẠI LÀ CHỖ AN TOÀN NHẤT ), thế là Anh được thoát , còn Trần Ngọc Mevo Phạm Văn Thịnh , Gunner Nguyễn Văn Diệp bị địch quân bắt giải ra Bắc . Sau đó máy bay TT , suốt ngày lùng sục , tìm tung tích PHĐ bị bắn rơi , nhưng vẫn không tìm thấy , đến chiều tối hôm đó họ bỏ cuộc , sáng hôm sau sẽ tiếp tục tìm kiếm. Về phần Tr/u Lê Hoài Phương , khi địch quân đã bắt được ba người đồng đội của Anh , Anh năm đó đợi cho địch quân rút ra khỏi khu vực , Anh đang trốn, cho đến chiều , Anh bắt đầu mon men theo hướng mà Anh nghĩ là có Quân bạn , thật cẩn thận và cố không gây chú ý , Anh mò mẫm mà đi , cho đến chập choạng tối , Anh về đến được gần đồn Địa Phương Quân , khi đến nơi thì trời bắt đầu tối , Anh thấy trời tối , một phần vì sợ mìn phòng thủ quanh đồn , một phần vì trời tối quân bạn không nhìn ra ai sẽ bị bắn lầm , nên Anh không dám bao đông cho quân bạn ( Đây thật là một kinh nghiệm với những quân nhân đã từng chiến đấu đường bộ ). Đến sáng, Anh thấy trong đồn bắt đầu có sinh hoạt, Anh mới la lên ,các Quân nhân trong đồn chạy ra đưa Anh vào trong trại , khi đó Anh mới được biết đồn này nằm gần căn cứ SALY. Đây cũng là sự thông minh của một Phi Công biết cách thoát hiểm trước tình huống nguy ngập.
(Anh Trần Ngọc kể lại : Chuyến bay định mệnh ngày nào đã xô đẩy tôi phải xa rời tất cả Anh Em bạn bè từ gần 30 năm nay rồi Ở trại tù Bắc Việt , trước năm 1975. Tôi đã gặp các Anh Chung Tử Bửu, Bùi Tá Khánh và Võ Văn On bị cụt một chân. Sau năm 1975 Tôi gặp Anh Nguyễn Văn Nghĩa và rồi khoảng 6 tháng sau thì Anh mất vì bị bệnh ung thư bướu ở cổ)
CUỘC GIẢI CỨU 3 BIỆT KÍCH TẠI TAM BIÊN
Đầu năm 1972
PHD: Đ/u Huỳnh Văn Du – Th/U Trần Mộc Đảnh – Th/s Phạm Minh Mẫn – Hs Trần Phát .
Thời gian này PD 219 có một biệt đội biệt phái tại doanh trại lực lượng đặc biệt Trai có tên là c2 , đồn trú tại đầu phi trường Pleiku trước chợ Cù hanh. (đến ngày 17 - 3 – 1973 đoàn ct 75 mới về nơi này và đổi tên trại là LONG BIÊN)
Hôm đó Biệt Đội của PD 219 được lệnh đi rước một toán đến ngày về, cùng thời gian này PD 235 Sơn Dương tại Pleiku , cũng đi thả một toán Lôi Hổ , xuất phát từ trại B.15 KonTum, Biệt Đội 219 bốc một toán ở gần song MeKong , đã đến ngày về, PD 235 thả một toán 10 dặm phía bắc của Phi trường La Băng Súit Cam Bốt , trên đường cùng đi
PD 235 bắt đầu thả toán , chiếc thứ nhất xuống trước thả 3 troops(sau này tôi mới được biết là thả 6 troops cho 1 trực thăng, nhưng chiếc đầu chỉ mới nhảy xuống 4 troops,2 troops còn trên tàu nhưng bị tử thương 1 troop ngay trên phi cơ khi cất cánh lên, địch quân bắn theo tơi tả, chiếc thứ hai không xuống được, nhưng họ cũng không chịu đón 4 troops đang nằm chịu trận tại LZ, rồi một BK bị bắn chết tại LZ là Đào Hồng Thủy thuộc CD2XK )
Đau long vì các Anh Biệt Kích bị bỏ rơi Đ/u Huỳnh Văn Du vừa bay ngang qua đó la lên “ Tại sao các ông không chịu đón người ta về “, Trên Phi Cơ quan sát một tr/u Lôi hổ tôi quên mất tên có lẽ là Tr/U Nguyễn Hữu Thọ vì anh phát ra giọng bắc nhưng sau này được biết là đai úy Lê Đình Vũ, Đ/u Vũ nghe được giọng Anh Du, mới yêu cấu…”Anh Du đó phải không, anh có thể giúp đón mất thằng em về được không Anh Du “ Anh H.DU đồng ý ngay và nói :” Mẫn chú xem hướng mấy giờ “ Tôi trả lời ngay “ hướng 3 giờ đó anh Du” Anh H.Du lập tức rẽ phải và descends xuống ngay LZ và yêu cầu “ Cho yểm trợ đi “, trong lúc này trực thăng vũ trang yểm tợ bắn chung quanh LZ rất ráo riết, LZ rộng như một sân đá bóng, cây cao cũng khoảng từ 20 mét đến 30 mét, khi chúng tôi xuống đến nửa thân cây, tôi trông thấy 3 biệt kích đứng lên chạy về hướng máy bay, thình lình tôi trông tháy rõ ràng, một biệt kích bị bắn vào đầu gối, chỗ vải từ đầu gối tóe ra, anh ta gục xuống, phi cơ đáp cách chỗ 3 BK khoảng 20 mét, hai BK chạy thẳng đến Phi cơ nhảy lên ngay còn lại một anh BK bị thương, anh ta không đi được, hai tay nắm từng cọng cỏ kéo lê thân mình trườn tới, tôi có cảm giác như PC trúng đạn nhiều nơi, bên vai tôi cái túi treo bịch gạo xấy P.I.R rung rung vì trúng đạn, bịch gạo sấy Tôi mới vừa đổ nước sôi vào và cũng đã nở …bao bị rách mùi gạo sấy P.I.R bốc lên thơm phưng phức, khi anh BK bi thương chụp được vào Skit, Anh H.Du hỏi Tôi “ rồi chưa Mẫn “ , Anh Du vội kéo PC lên, Tôi trả lời anh Du “ chưa , chưa , Anh Du “ Anh Du lại lập tức ấn PC xuống, máy bay trườn tới một chút, Tôi và 2 BK trên máy bay kéo được Anh BK bị thương lên PC, Anh H.Du cất cánh ngay, lúc đó địch quân bắn theo dữ dội, Tôi nghe bụp, bụp, nhiều phát , thấy PC khựng lại , rồi bị mất tua, PC như có cái gì ghì xuống , rồi lại bốc lên, Anh Du la lên “ chết cha …đứt giây gar rồi “. Thật là may mắn vì trên các loại UH.1 khi tay gar bị đứt nó lập tức trở về ngay hệ thống tự động, vòng tua tự động tăng lên 6,600 RPM, vì vậy nó ghì lại một cái rồi lại bốc lên, chiếc PC chồm lên chồm xuống nhiều lần như nhẩy qua nhiều con sóng, lết qua khỏi được ngọn cây về hướng bắc của LZ. Trong lúc này gunner Trần Phát bị thương nơi đùi, chui vào phần mềm không trúng xương,, còn hai BK không bị thương đang băng bó cho đồng đội bị bắn bể khớp gối. chàng BK bị thương la lên một cách tuyệt vọng và đau đớn “ bắn tôi chết đi , đau quá , chịu không nổi “ còn gunner trần Phát thì lết qua chỗ tôi nói “ Em bị thương như vậy Phi Đoàn còn cho Em bay nữa không Thượng sĩ “, Tôi vừa lo lại vừa buồn cười, cái chú này đúng là điếc không sợ súng, anh Du bỗng la lên “ Chết rồi Mẫn ơi đồng hồ Oil Pressure kìa “ Tôi nhìn lên Instrument panel, trông tháy kim đồng hồ Oil Pressure lúc lắc lên xuống vài cái rồi rớt gục hẳn xuống phía dưới. Trong khi đó nhìn xuống phía dưới PC là sân bay La băng Súit, chiếc Trực Thăng của PD 235 bị bắn thủng bình xăng họ bỏ đó, cánh quạt vẫn còn quay tít, có nghĩa là PC chưa tắt máy, Tôi nhìn chiếc trực thăng mà lòng đau sót, Tôi quay qua hỏi anh DU “ còn mấy phút thì về tới Phi trường Lệ Minh Anh Du “, Anh Du trả lời “ khoảng 15 phút “ Tôi nói “ Anh có thể ráng bay về được không “ Anh Du nói “ dược Được “ Khi PC bay về đến Phi Trường Pleizoreng Lệ Minh đang Hovering trên Parking tôi nghe một cái ịch PC tắt máy hoàn toàn và rơi xuống đất, thật may chỉ còn cách một mét trên mặt đất, khi xuống đất tôi nhìn lại chỗ tôi nghồi , mới thất thật rùng rợn, giống như họ làm xiếc phóng dao, đạn ghim đầy trên máy bay, chung quanh người Tôi , tôi suy diễn lại như sau : Khi anh Du xuống địch quân nhắm vào Pilot, mục tiêu quá gần, nhưng khi đó anh Du đáp xuống, đạn trợt về phía Tôi trúng cái mũ lưỡi trai và làm bể bịch gạo sấy treo bên cạnh vai Tôi, thấy trật , địch quân trông thấy tôi mặc áo bay đen rất rõ ràng, chúng chỉnh qua hướng Tôi mà nhắm, thì anh Du lại kéo máy bay lên, lần này lại trật nữa, thùng đạn dưới chân tôi bị nhiều lỗ đạn rất sát nhau, thấy trật chúng lại chỉnh lên, anh Du lại ấn PC xuống và PC lại nhích tới phía trước, thế là địch quân lại bắn trật nữa, bên vai phải tôi PC bị nhiều lỗ đạn, đồng hồ áp lực nhớt bị nhịp từ lúc này, sau đó PC cất cánh chúng bắn với theo làm đứt giây gar .
Sau khi quan sát chỗ tôi ngồi, Tôi mới phát hiện ra lúc đó, tôi đi lại như đi trên mây…hai chân như có tấm đệm, người cứ lâng lâng như bay bổng, tôi đi lại như bị say gió,Có lẽ đây là biểu hiện của sự sợ hãi chăng ?...
Nhưng qua trận này , chúng Tôi cảm thấy hãnh diện, vì chúng Tôi đã cứu được Ba chiến hữu Lôi hổ, thậm chí thay vì bỏ máy bay như PD 235 thì chúng Tôi lại cố gắng đem máy bay về căn cứ an toàn (qua lời kể lại của BK Huỳnh Cẩm Sanh DCT.75 Tôi hiểu được sự việc,thì lúc đó trực thăng của PD 235 không thể xuống được nữa họ không sai trong việc này, trên phi cơ của họ một BK bị bắn chết và một NV phi hành bị thương trực thăng bị thủng bìng xăng lúc viết bài này chính tôi đã hồ đồ không hiểu sự tình mong quý vị 235 bỏ qua.)
MINH MẪN 219
ĐÀO HỒNG THỦY-NGƯỜI Ở LẠI TAM BIÊN
Sau khi tốt nghiệp khóa Hạ Sỉ Quan Trường Huấn Luyên Đồng Đế ở Nha Trang. Với cấp bậc Trung Sỉ, Đào Hồng Thủy đã chọn đơn vị Nha Kỷ Thuật để phục vụ đời binh nghiệp và được đưa về Đoàn 72 do Cựu Trung Tá Cẩm Ngọc Huân làm Đoàn Trưởng. Đây là thời thời gian Đoàn 72 vừa mới thành lập để chuẩn bị học khóa Chiến Tranh Ngoại Lệ cùng vơí các Đoàn 71, 75. Tất cả các Đoàn đều ở trong khu vực của vòng đai phi trường Nha Trang về hướng đường Phước Hải đi vào. Các Toán trong lúc học Chiến Tranh Ngoại Lệ gồm có 4 Sỉ Quan và 8 nhân viên Hạ Sỉ Quan không biết TS Đào Hồng Thủy lúc đó đã ở Toán nào. Nhưng sau khi tốt nghiệp khóa Chiến Tranh Ngoại Lệ, không biết vì lý do gì mà Đào Hồng Thủy và một số anh em khác được đưa lên phục vụ ở Chiến Đoàn 2 đóng tại Kontum. Khi Đoàn 72 được đưa lên Kontum để hành quân nhảy toán thực tập thám sát ở các rừng núi đường mòn HCM,Cao Nguyên và vùng Tam Biên Việt - Miên - Lào. Mổi lần nhận công tác xâm nhập thì các Toán đều được Chiến Đoàn 2 bổ sung thêm 2 ‘ hướng đạo ’ để trợ giúp Toán có kinh nghiệm lúc di chuyển trong đường rừng. Trong một lần công tác nhảy toán vào một vùng ‘ nóng ’ ở Tam Biên, Toán 723 của tôi được Chiến Đoàn 2 bổ sung thêm một Biệt Kích người Thượng và TS Đào Hồng Thủy ( Thủy đã phục vụ tại CD2 như trên đã nói ). Những công tác trong thời gian thực tập nầy thường đi đũ 12 người như quân số của một Toán trong hoạt động Chiến Tranh Ngọai Lệ vậy. Toán chia làm 2 tổ, gồm có bán tổ A do Trưởng Toán là tôi chỉ huy và bán tổ B do Toán Phó ( cựu T/uý Tùng ). Lúc Toán được Trực Thăng đưa vào vùng xâm nhập, máy bay của bán Tổ A luôn bay dẩn đầu để sẳn sàng nhảy xuống bải trước, sau đó máy bay của bán tổ B sẽ xuống sau. Hôm đó, một buổi sáng nắng ráo bầu trời quang đãng trong không khí lạnh mát của rừng núi Cao Nguyên vào những ngày cận Tết năm 1971. Chiếc máy bay trực thăng bán Tổ A chở tôi cùng các toán viên Trung Sỉ Ngô Quang Đợi, Huỳnh Cẩm Sanh, Huỳnh Thanh Phong, Nguyễn Văn Thoại và Đào Hồng Thủy đang bay bám theo sau chiếc O1 của Tiền Không Sát Đại Uý Lê Đình Vủ dẩn đường vào vùng, và theo sau máy bay của bán Tổ A là trực thăng chở bán Tổ B của T/úy Nguyễn văn Tùng cùng 4 nhân viên của toán và một người Biệt Kích Thượng của Chiến Đoàn 2 đi theo. Kèm hai bên trái phải của 2 máy bay trực thăng chở Toán 723 là 2 chiếc máy bay hỏa lực Cobra, thỉnh thoảng bay lên cao rồi là xuống thấp gần sát các ngọn cây rừng trông thật ngoạn mục. Ngước mặt nhìn lên bầu trời cao xa xa, thấy thêm một trực thăng trống dùng để cấp cứu khi cần. Tôi ngồi thòng 2 chân ra bên ngoài mép trái của trực thăng cùng TS Thủy, còn TS Đợi và Sanh ngồi bên mép phải trực thăng, ngồi giữa máy bay là TS Phong và Thoại. Rừng núi vùng Tam Biên địa thế tương đối bằng bằng nên tầm nhìn con mắt khá xa với cây rừng trùng trùng màu xanh đậm trong buổi sáng trời nắng tốt. Tiếng động cơ kêu ‘ bùm bùm’ của máy bay như nhịp trống quân hành làm quên đi những lo âu hối hộp và làm dịu đi tiếng đập mạnh của con tim của buổi đầu đi nhảy toán. Thỉnh thoảng tôi đưa bàn tay lên túi áo ngực trái sờ nắn viên đá nhỏ mà tôi đã lượm bỏ vào túi trước khi lên máy bay, như một lá bùa hộ mạng và lâm râm “ ANH PHẢI SỐNG “ để đem viên sỏi nhỏ nầy trả lại cho sân bay khi xong công tác. Sau nầy, trong những lần nhảy Toán, tôi âm thầm thường làm vậy như một thói quen để trấn an những lo âu trong những lần công tác nguy hiểm, và tin tưởng “ANH PHẢI SỐNG “ để trở về. Hơn nửa giờ bay, máy bay chở Toán 723 đã vượt qua những rừng núi bao la trong buổi sáng đẹp trời.Từ hướng xa phía trước gần sát ngọn cây, tôi thấy chiếc O1 như một con bồ câu trắng cô đơn đang bay lượn một vòng quanh vùng đất nhỏ trống trải rồi cất vút bay lên cao bầu trời ra khỏi tầm nhìn của tôi. Tiếp theo 2 chiếc Cobra như 2 cánh én đen lạng xà xuống nơi bải cỏ lau sậy ấy rồi bay lượn lòng vòng quan sát quanh vùng. Người xạ thủ đại liên của trực thăng đưa ngón tay cái ra dấu cho tôi biết máy bay đang vào vùng và chỉ ngón tay về hướng bải đáp khá trống, nơi chiếc O1 của Tiền Không Sát vừa mới bay lên. Từ trên cao tôi thấy bải đáp thưa thớt cỏ lau sậy và bao boc xung quanh là một rừng cây rậm rạp. Mắt đăm đăm nhìn bải đáp càng rỏ dần theo độ bay xuống thấp của chiếc trực thăng, và khi chiếc trực thăng chở bán Tổ A của tôi đang bay là là chầm chậm xuống bải đáp làm cỏ lau sậy nằm rạp xuống như một tấm thảm xanh mịn màng. Với phản ứng tự nhiên, tôi vội vàng vổ vai Thủy nhảy xuống bải cùng lúc. Chưa kịp quan sát thì nghe những tiếng nổ đạn bom, đất cát bắn tóe tung như xé tan màng nhỉ. Ngoái đầu nhìn lui, thấy chiếc máy bay chở bán Tô A đã bị trúng đạn phòng không của địch, đang lắc lư chậm chạp cố bay lên cao với làn khói đen dày đặc kéo theo sau, như hình một con rồng đen lướt trong gío mây. Còn chiếc trực thăng bán Tổ B của Tùng vội quay hướng bay về phải rồi bốc lên cao lẩn trốn vào các đám mây trắng. Hai chiếc Cobra bay lạng sát ngọn cây bắn xối xả các tràng đạn đại liên, phóng pháo M79, Rocket xuống các rừng cây quanh bải đáp. Tiếng gầm hú như phong ba bảo táp lướt nhanh của 2 chiếc phản lực cơ A37 nhào xuống lượn lên với những trái bom thả xuống quanh bải tóe lửa khói trong tiếng nổ “ ầm ầm “ như một bản hợp xướng sống động với âm thanh rùng rợn làm người nghe có thể chết giấc cho những ai yếu bóng vía. Trong giây phút đầu xuống bải đáp với lửa đạn bom rơi, tôi vội vàng đảo mắt nhìn xung quanh để tìm kiếm các toán viên. Thủy đang nằm sau bụi cỏ gần bên mé phải của tôi chỉa súng hướng về bìa rừng. Ts. Đợi cách xa tôi chừng 10m về trái, Ts. Sanh cách 5m phía sau lưng tôi, tất cả chỉ có 4 người nhảy xuống bải, còn Phong và Thoại ngồi giữa máy bay nên chưa kịp xuống thì máy bay bị trúng đạn phòng không của địch và cố gắng bay lên cao. Những tiếng đạn bom liên tục nổ từ Cobra và A37 bắn thay nhau yểm trợ, cùng B40 của địch bắn ra hướng Tổ A đang nằm nổ chát tai làm chúng tôi chẳng biết hướng nào có địch. Nằm giữa bải sau các lùm cỏ sậy chẳng có một mô đất che chở thân mình, chúng tôi chỉ biết hướng súng về rừng để mong nhìn thấy địch mà bắn trả lại thôi. Nhìn Sanh bò đến bên trái của tôi rồi vội vàng đưa ống nghe của máy PRC 25 cho tôi. Nhanh tay tôi cầm lấy áp sát vào tai và nghe tiếng hối hả của Liên Toán Trưởng Đ/U Lê Đình Vủ : H.ồ.n.g H.à , Hồng Hà đây là Vương Vủ. Hồng Hà, Hông Hà đây là Vương Vủ anh nghe được trả lời …. Mắt nhìn đăm đăm vào rừng, tay trái cầm ống nghe, tay phải cầm súng với ngón trỏ luôn dán sát cò súng Car 15. Tôi thì thầm: Hồng Hà nghe Vương Vủ 5/5. Tiếng máy khè khè trong ống nghe lại vang: Gia đình Hồng Hà cứ nằm tại bải để Zu Lu xuống cứu. Tôi chưa kịp trả lời lại Đ/U Vủ, thì bất chợt từ hướng rừng trước mặt Đợi và tôi cùng Thủy, nghe tiếng hét la lớn trộn lẩn trong tiếng nổ của súng đạn bom, tiếng được tiếng mất: N.. à..ng S.. ố n , R.. ố ..ng …h .. ế t. ( hàng sống chống chết ). Theo sau những tiếng la hét ‘ hàng sống chống chết ’ với âm giọng như là của người Thượng hay Miên Lào là những tràng đạn AK bắn về hướng chúng tôi. Tiếng đạn nghe ‘x..í..u xíu ’ làm cày xủi đất bụi bay lên quanh mình. Ba họng súng Car 15 của tôi, Đợi và Thủy cùng lúc nhả đạn khi thấy những tên địch từ rừng chạy nhào ra hướng Đợi và chúng tôi đã đốn ngã được 3 tên địch làm mấy tên còn lại phải nằm xuống. Tiếng Đợi nho nhỏ vọng từ xa: Em bị thương rồi anh Hậu ơi. Không chần chừ, như một bản tính tự nhiên tôi đáp lại để Đợi đủ nghe: Cố gắng lên em, anh Hậu không bỏ Đợi đâu. Tôi quay đầu về phải định nói Thủy bắn yểm trợ giúp tôi bò lên chổ Đợi đang nằm để kéo Đợi xuống gần Sanh băng bó vết thương. Tôi thì thầm: Thủy, Thủy. Không nghe tiếng trả lời, thấy Thủy vẩn ngồi yên mình hơi nghiêng, lưng dựa vào chiếc ba lô còn đeo trên vai. Tưởng Thủy không nghe, tôi liền vói tay lắc nhẹ chiếc balô: Thủy ..Thủy. Lần nầy Thủy vẩn im lặng nên tôi mới biết Thủy đã đi vào cõi chết từ lúc nào mà tôi chẳng hay. Thủy chết trong tư thế súng vẩn cầm tay, người hơi nghiêng và lưng tựa vào chiếc ba lô mang đầy gạo sấy 7 ngày ăn, như đang thả hồn ngắm nhìn rừng núi Tam Biên vào một buổi sáng đẹp trời … Tôi vội vàng lấy súng Thủy ra và đưa Sanh bắn yểm trợ để tôi bò lên kéo Đợi xuống. Vừa bò đến nơi Đợi nằm, thấy cây súng Car 15 bị gãy ngang và máu bên đầu gối chân phải của Đợi đỏ sẩm cùng bụi đất trộn lẫn. Chưa kịp kéo Đơi, tôi nghe tiếng ‘ p..ì..n..h , pình ’ từ hướng sau lưng Ngoái đầu về sau, tôi thấy một chiếc trực thăng từ trên cao bay chúi mũi xuống vội vàng nơi chúng tôi đang nằm trong tiếng ầm ầm bom đạn bắn thả yểm trợ để cứu chúng tôi. Tôi và Sanh hối hả xốc Đợi lên sàn máy bay. Chưa kịp leo lên thì máy bay đã từ từ bay lên cao, tôi và Sanh nhanh chân đứng trên càng chân máy bay để bò lên sàn trong khi máy bay từ từ ra khỏi bải. Oái ăm thay ! trong lúc vừa bay lên cao thì người xạ thủ đại liên của trực thăng đã bị trúng đạn bị thương nặng. Từ trên cao của trực thăng, tôi nhìn xác Thủy mờ dần trong tầm mắt, xa dần, xa dần … sau những tảng mây trắng, như màu khăn tang che phủ một vòm trời của rừng núi Tam Biên vào một ngày buồn … Ngồi đánh những dòng chữ nầy để thuật lại giấc ngủ dài của Thủy ở rừng núi Tam Biên, anh Hậu xin hương hồn Thủy hảy cảm thông, thứ tha cho anh Hậu không thể đem xác em về được với gia đình của em. Cầu xin ƠN TRÊN cho Hương Hồn của em Thủy được vô NƯỚC TRỜI. Lê Văn Hậu Cựu T/Úy Trưởng Toán 723 Nhờ giúp : 1/ Ai biết cựu TS. Ngô Quang Đợi và gia đình của cố TS. Đào Hồng Thủy hiện nay ở đâu xin vui lòng cho Hậu biết tin : 716 825 2978 . Rất cám ơn . 2/ Người phi công trực thăng bay xuống bải cứu Tổ A tên là Trung Uý Du . Tôi chưa bao giờ biết mặt và một lần gặp để nói tiếng : Cám Ơn ANH .
TH/U LÊ VĂN HẬU DCT 72
TẠ ƠN ANH
NHỮNG NGƯỜI CỨU TOÁN 723
Anh Mẫn thân thương
Ở nước Mỹ, hằng năm vào tuần lễ thứ 3 của tháng 11 có một ngày Lễ lớn tên là Thanksgiving Day, tiếng Việt Nam gọi là Lễ Tạ Ơn, để tưởng nhớ đến sự cứu giúp của người Da Đỏ đã chỉ dẩn cách thức trồng trọt và trị bệnh cho những người da trắng từ Âu Châu qua đây khai khẩn lập nghiệp, mà trong buổi đầu đã gặp nhiều khó khăn trong mưu sinh và bị bệnh tật về thời khí.
Đây là một ngày Lễ rất có ý nghĩa mà các gia đình Mỹ ấm vui quây quần bên bàn ăn, với con gà tây nướng thơm phức vàng rụm cùng cụng ly với con cháu bạn bè, nhân ngày nghĩ Lễ dài để về đoàn tụ thăm gia đình.
Hòa nhập vào đời sống với những đìều hay của Đất Nước Mỹ, gia đình Hậu hằng năm cũng nướng con gà Tây, nấu thêm vài món ăn để có bửa cơm chiều ấm cúng với các cháu, và nhắc nhở nhớ đến sự giúp đở cưu mang của người Mỹ trong lúc gia đình đi tìm Tự Do vào ngày 20 tháng 7 năm 1993 để lánh xa bầy khỉ đứt đuôi qủy dữ cộng sản vô thần Việt Nam.
Ngẫm suy cảm phục trước sự biết ơn nghĩa của một dân tộc Mỹ qua ngày Lễ Tạ Ơn hằng năm. Còn mình thì sao đây? Có biết ơn nghĩa trong đời không? Hay chỉ là phường bội ơn, ăn cháo đá bát như câu nói trong dân gian VN ta : “ cứu vật, vật trả ơn, cứu nhân, nhân trả oán ’’.
Không! Con tim của Hậu vẫn còn rung động trước nghĩa tình đồng đội, nên lắm lúc những hình ảnh vắng mất của đồng đội và những ân nhân cứu đời mình cứ chờn vờn trong tâm trí và luôn nuôi hy vọng có ngày sẽ tìm gặp lại. Cũng vì vậy, mà Hậu đã trăn trở nổi niềm qua Video ‘Đêm Hội Ngộ’ và bài “Đào Hồng Thủy- Người ở lại Tam Biên ” để mong tìm lại những người anh em.
May thay! Với sự kiên tâm trong ‘niềm tin’ Hậu đã tìm lại được Huỳnh Cẩm Sanh vào năm 2007, là một người đồng đội đã bị thất lạc trong chiến trận vào năm 1973. Và hôm nay, như một phép lạ. Cơ duyên đã đến, lại đến trong mùa Lễ Tạ Ơn, đó là một sự vui mừng thỏa lòng nhất khi tìm được phi hành đòan của chiếc trực thăng cứu đời Hậu và bán tổ A/723 tại một bãi tử thần trong vùng Tam Biên vào buổi sáng đẹp trời cuối mùa đông năm 1971.
Anh Mẫn ơi!
Thật oái ăm, như một truyện phim trinh thám. Những người Hậu đi tìm bấy lâu nay, có ai ngờ đâu, lại là người đã từng ngồi bên nhau cụng ly, chụp hình trong tiệc cưới con trai “ Rước Dâu Bằng Xe Bò” của Hậu mà nào có biết. Người phi công có tên là Du và phi hành đòan trên chiếc trực thăng ấy Hậu chẳng biết mặt mủi ra sao, nhưng hình ảnh mường tượng ấy luôn in đậm trong đầu, qua mấy chục năm nay theo bước chân thăng trầm của cuộc đời Hậu nay đã được gỉai tỏa. Nhờ nhân duyên từ một cú điện thoại của một người xa lạ ở Cali gọi đến Hậu, sau khi anh ta đọc bài Đào Hồng Thủy - Người ở lại Tam Biên trên Cánh Thép mà ai đó mới đưa lên đăng lại. Anh cho biết có người em đã tử trận tên Nguyễn Minh Chánh có lẻ học chung cùng khóa HSQ với Đào Hồng Thủy và anh ta muốn tìm hiểu về NKT. Ngưng điện thoại, Hậu vào trang web Cánh Thép trong mục Chuyện Đời Lính và thấy có một anh góp ý nói Phi Công tên Du có lẽ ở Phi Đoàn 239. Những dòng chử góp ý ngắn ngủi ấy đã làm Hậu rung động, liền vội vàng gởi email đến group NKT để nhờ ai đó biết thì xin xác nhận đúng sai. Từ đó, Hậu được email của anh Mẫn tóm gọn câu chuyện của 40 năm về trước mà sao thấy qúa trùng hợp với câu chuyện của mình. Sau vài email qua lại kiểm chứng thì Hậu đã thấy. Thấy được những người đã cứu đời Hậu mà trong đó có anh Phạm Minh Mẫn, Huỳnh văn Du, Trần Phát, Trần Ngọc Đảnh như những Thiên Thần trên chiếc trực thăng cảm tử đã nhào xuống vội vàng trong lửa đạn để cứu 3 chàng Lôi Hổ đơn độc đang chống trả địch quân trên bãi tử thần.
Nếu ngày đó không có chiếc trực thăng cứu tinh của Phi Công Du liều mạng xuống cứu chúng tôi, thì hôm nay Hậu đâu còn ngồi gõ những dòng chữ nầy để gởi đến anh, và gia đình Hậu sẽ tuyệt dòng khi đã có 4 anh em ruột độc thân đã ngũ yên trong nghĩa trang Biên Hòa, và làm gì có hai đứa cháu nội Quân- Hưng ngày nay…
Định mệnh đã đưa đẩy để hôm nay Hậu tìm gặp được những người cứu Hậu và bán tổ A 723. Tiếc thay ! Hậu chưa nói được một lời cám ơn với anh Du thì anh đã gĩa từ cõi trần gần 10 năm nay rồi. Tuy nhiên, bằng mọi gía, khi Hậu biết được địa chỉ ngôi mộ của anh ỏ đâu tại WDC thì gia đình Hậu sẽ đến đó để thắp nén hương Tạ Ơn Anh, và nguyện cầu hương hồn anh an vui trong Cõi Trời Cao. Còn anh Trần Phát ở Vancouver-Canada và anh Trần Ngọc Đảnh ở Austin – Taxas Hậu đã gặp trên điện thoại với niềm vui khi nghe tiếng nói của những người ơn trong đời mình.
Anh Mẫn ơi!
Bốn người trên chiếc máy bay trực thăng cứu đời Hậu và bán tổ A 723, thì có 3 người ở Mỹ, chỉ còn mình anh ở lại Việt Nam. Có lẻ định số an bài để anh mang sứ mạng đón những người anh em thất lạc trong núi rừng Tam Biên, mà hiện nay có Huỳnh Cẩm Sanh đang ở gần bên anh và khá đông các anh em của Đoàn 72 nữa. Nhờ vậy, anh em mình đã gặp nhau vào năm 2010 rồi. Nhưng! hôm nay mới đúng thực sự gặp nhau sau 40 năm tìm kiếm.
Ngày 22 tháng 11 là ngày Lễ Tạ Ơn của người Mỹ. Cũng như mọi năm, Hậu sẽ có bữa tiệc Tạ Ơn của Gia Đình tại đây, và đặc biệt năm nay sẽ có thêm một mâm cơm nữa để Tạ Ơn Anh ở Việt Nam. Lẽ ra Hậu phải có mặt, nhưng vì những trở ngại cách xa nửa vòng trái đất, nên Hậu không thể có mặt được. Mong anh Mẫn cảm thông. để nhờ anh làm một mâm cơm nghĩa tình , cụng ly với tất cả anh em Đoàn 72 còn đang ở lại bãi đáp. Và Hùynh Cẩm Sanh sẽ thay mặt Hậu để nói lời Tạ Ơn Anh đã cứu chúng tôi ngày ấy.
Xin Tạ Ơn Anh
Hậu Lê
Tháng 6 năm 1972 Tai nạn PHĐ PHƯỚC (mực) SƠN (mập) CHÍNH (tiều phu) HẢI ( ruồi). Câu chuyện này Tr/u Dương Ngọc Như và Tr/u Võ Văn Còn biết chi Tiết.
Buổi sáng chúng Tôi từ Phú Bài, được lệnh quay về Đà Nẵng làm việc , về đến ĐNG thì được biết cần hai chiếc vô Quế Sơn đi trước , còn lại hai chiếc nghe Briefing vô sau , Lúc đó Tôi bay chung với Tr/u Như , ở lại vô sau khi nhận lệnh song suôi chúng Tôi bay theo , lúc dĩ trong vô Tuyến nghe Sơn Mập la lớn , Phước out…. Phước out Tr/u Như hỏi out là cái gì Sơn mập la tiếp Phước …out rồi ,Tr/u Như tức quá gắt lớn lên Đ.M … Out là cái gì ? Lúc đó Sơn mới nói Phước bị bắn chết trên máy bay rồi , Tr/u Như ra lệnh Bay về đi… , Rồi tất cả quay trở về , Khi Tr/u Huỳnh Tấn Phước ( Phước mực ) bay low leval qua điện bàn, vào quế Sơn, hai bên đường là những đồi dốc trống trải, không có cây cối dọc theo bên đường , phía trước có 11 người phụ nữ bụng có bầu , đang quang gánh đi trên đường , khi máy bay Tr/u Phước gần đến nơi , họ bỏ quang gánh xuống, biến thành súng bắn thẳng vào máy bay, một viên đạn quái ác , đả trúng thẳng vào trán Tr/u Phước , Anh chết tốt , không dẫy dụa , vì vậy Th/u Trần Ngọc Sơn ( Sơn mập ) mới ở Mỹ về bay chuyến đầu tiên, chụp syclic và colective , kịp thời bay ngược trở lại , cả hai mevo và gunner không kịp phản ứng gì . Thi hài Tr/u Huỳnh tấn Phước được đưa về Tuy Hoà nơi quê hương của Anh .
Cũng trong tháng 6 năm 1972 Tai nạn PHĐ Đ/u H. DU Tr/u PHƯƠNG HƯỚNG HẢI ( RUỒI ) Anh H.Du và Phương biết chi tiết . Buổi chiều PHĐ Anh Du bay từ khu vực cây số 17 Huế, vào hướng Tây của cây số 17 , gần nơi Anh Phương bị bắn và chạy thoát về .Khi đang bay Anh Du thấy thấp thoáng có người , vội nhào xuống bắn, nhưng không ngờ ở dưới bắn trả cũng nhu Anh Phước Mực, mevo HƯỚNG bị bắn chết ngay trên máy bay.
Trong tháng 6 và tháng 7 năm 1973 , có vài kỷ niệm cũng cần nên nhắc , một lần PHD Tr/u Trần Xuân Thọ Th/u Nguyễn Văn Tiều Phạm Minh Mẫn và gunner Trần Văn Nô , sau khi bay từ Baston về , khi bay ngang trường nử sinh Đồng Khánh , các nữ sinh vẫy tay chào , Anh Trần Xuân Thọ , một phi công rất hiền tư và rất khiêm tốn, chợt nổi hứng , Anh vòng lại xuống thấp , từ từ bay qua cổng trường , Trường nữ sinh đồng khánh là một trường kiến trúc theo lối Tây, những dẫy nhà đều hai từng, lợp ngói , một dẫy hình chữ L, một dẫy chư I nằm ngang theo cổng trường . máy bay vừa qua cổng trường vào giữa hai dẫy nhà , thì bất ngờ , thấy giây điện giăng ngang hai giẫy nhà , không kịp , Anh Thọ càn bừa , giây điện hai đầu tường đứt , lửa hai bên mái nhà sẹt.. sẹt lên , các nữ sinh chạy tán loạn ở dưới , bất chợt Hạ Sĩ Trần Văn Nô la lên điện giật chết tôi rồi , trong khi đó Tr/u Thọ qua khỏi giây điện , Anh lại phải chồm lên mái nhà , hai dẫy nhà rất khít nhau , khó có thể chui ngang hay soay sở gì được , Phi cơ nhẩy chồm qua được mái nhà, lại gặp một sa Tô Đô nước , bầu nước rất cao trước mặt , ngay lối nhà của Ong Ngô Đình Cẩn ,Tr/u Thọ cũng may mắn vượt qua được , trong lúc đó giây điện vẫn lòng thòng trên máy bay , nó cứ bay phất phơ , Tôi chạy qua chú Nô xem có việc gì , rồi nghĩ ra , nếu điện giật Chú Nô , sẽ giật hết cả PHĐ rồi , vì sợ quá chú Nô la hoảng lên vậy thôi , lúc đó mọi người mới phì cười , Anh Thọ bay đến núi Ngự Bình đáp máy bay xuống , tắt máy , tất cả xuống tháo giây điện còn dính trên phi cơ , lấy cỏ lau vết trầy trên máy bay để phi tang , núi Ngự Bình chỉ có lưa thưa cỏ thấp , ngoài ra không có cây cối gì cà , đúng là núi trọc , tôi bất giác nhớ câu NÚI NGỰ BÌNH , KHÔNG CÂY , CHIM NGỦ ĐẤT SÔNG HƯƠNG , VẮNG KHÁCH , ĐĨ LA TRỜI …! .(Anh THỌ và TIỀU còn nhớ không)
Một chuyện nữa càng đáng nhớ hơn, hôm đó tôi đi với Tr/u Nguyễn Xuân Bách , các PHĐ hôm đó bắn được cá chép to , rồi cùng nhau nhậu tại cây số 17 , đến chiều về , mọi người cũng ngà say , Th/u Đặng Chí Thông thấy Tr/u Bách có vẻ say muốn bay về ,nhưng Tr/u Bách không đồng ý , Anh cứ bay theo quốc lộ , Low leval theo mặt đường , gặp bụi tre bên đường , Anh chỉ kéo nhẹ lên , nghe bộp một cái , rồi cứ thế uốn máy bay theo đưởng cong cũa cuốc lộ mà bay, thật tình mà nói Anh bay rất đầm và rất êm , Tôi rất yên chí , khi về đến Phi Trường Phú Bài , Anh nhẹ nhàng cho may bay rất êm thắm vào ụ , bước xuống máy bay , Anh một tay cắp nón , một tay vung vẩy , nghiêng ngả , miệng cứ lẩm bẫm Bách bay mà… Bách bay mà… Bách bay mà.. cứ thế cho đến khi về tới phòng, quăng mình xuống giường, lăn ra ngủ không còn biết gì nữa, Thì ra bay êm là do quáng tính và ông thần men bay . Chứ Anh có biết gì đâu , Lúc bấy giờ Tôi mới giật mình , chân cẳng tôi bước không muốn nổi , rụng rời tay chân, Tôi thật tình không uống mà say ..(Anh Bách chắc không nhớ nổi rồi)
Tháng 8 năm 1972 Tôi còn nhớ hôm đó biệt phái Phú Bài và bay chung với Đ/u Huỳnh Văn Du , nhận lệnh thả một toán về hướng Tây của Dạ Lê ,khi thả xong Đ/u Du bay ra khỏi dẫy núi, phía ngoài là đồng bằng , được lệnh bay vòng chờ ,cho đến khi Team báo vô sự thì mới được về , Khi vừa bay ra phía ngoài , Tôi chợt thấy một người đi dưới đám cỏ xanh , Tôi cầm vội Interphone , định báo Anh Du thì không thấy đâu nữa , chỉ thấy một cục đá nhỏ nằm lẫn lộn dưới cỏ , Tôi hiểu ngay là người ngụy trang , rồi tôi lưỡng lự không biết có nên báo Anh Du không , vì báo cho Anh Du biết lập tức phải bắn, mà không báo thì lương tâm của một người lính cứ cắn rứt , Tôi nhớ lại Mẹ Tôi có dặn ,trong những lần đi phép về Saigon , Con cố gắng tránh đừng giết người nghe con , và máy bay cứ bay vòng chờ , một vòng , hai vòng , ba vòng …. Cứ mỗi vòng gần đến nơi tôi lại lưỡng lự , rồi lo lắng , hồi hộp … và cứ thế càng bay đến gần tim tôi càng muốn nhẩy vọt ra ngoài , Rồi Tôi nghe trong vô tuyến nói Sơn Ca gọi Đại Bàng , nơi đây không có chim hót . Thế là cuộc vòng chờ kết thúc , Tôi thấy thật nhẹ nhõm , khi về đến Phú Bài , chạy về phòng tắm rửa xong , lập tức Tôi chạy xuống Câu Lạc Bộ , một mình nốc một hơi hai chai bia trái thơm , để tưởng thưởng cho chính lương tâm tôi.
Ngày 08 tháng 11 năm 1972 Tai nạn hai PHĐ Tr/u HOÀNH Th/u PHƯỚC ( cao) ĐỨC HOÀ & Tr/u HIỆP Th/u ĐỨC LỘC ĐỨC . Tai nạn này Anh Trần Ngọc Thạnh là Leader biết rõ .
Buổi chiều sau một ngày làm việc căng thẳng, các PHĐ từ cây số 17 trở về Biệt đội tại Phi trường Phú Bài, khi về tới Phi trường , bay dọc theo TT.HL Đống Đa về hướng đông ,bay Phọc ma sông đến đầu phi đạo, brếch phải đáp xuống, nhưng vì chiếc sau bay quá sát , nên khi nghiêng cánh hai chiếc đã chém nhau , rơi xuống ngay tại đầu Phi Đạo , Tám người trên hai chiếc máy bay, chỉ còn Tr/u Dương Văn Hoành là bị thương nặng, được cứu sống .
Sau tai nạn này , Th/t Phố chia người đi báo hung tin cho gia đình thân nhân các nơi , Th/u Đặng Chí Thông cùng Gunner Nguyễn Thiện Trí về Saigon, đến nhà Anh Nguyễn Thành Phước ( cao )báo tử theo địa chỉ Th/t Phố cho , nhưng bất ngờ khi đến nhà Th/u Phước , Anh Thông trông thấy chỉ có một bà cụ già đơn côi trong nhà , Anh Thông phân vân không biết nên báo làm sao, bà cụ hỏi Các cháu đến có việc gì , Anh Thông chần chừ rồi cũng quyết dịnh phải báo Cháu xin lỗi bác , cháu đến để báo cho bác một tin buồn là… Anh Phước đã tử nạn máy bay tại Phi Trường Phú Bài Bà cụ hốt hoảng một lúc , rồi ngồi thừ ra than thở Trời ơi !… Nó mới từ giả đi sáng nay , mà bây giờ nó đã chết rồi Anh Thông hốt hoảng … Khi nghe bà nói vậy , vì tai nạn sảy ra hôm qua , Th/u Phước thì mới rời nhà sáng nay, bây giờ phải làm thế nào đây, Anh xin lỗi bà cụ Thưa Bác có lẽ con nhầm lẫn, để con đi hỏi lại , bác có chắc là Anh Phước mới rời nhà sáng nay không Bà nói Nó mới đi sáng nay mà Bà đợi con một chút Anh Thông nói vậy , chay ra ngoài đường thuê điện thoại , gọi về Phi Đoàn gặp Th/t Phố , Anh Phố hết hồn , xem lại địa chỉ biết là báo lộn ,Phi Đoàn cũng có quá nhiều Phước , lại sàng Sàng ngang nhau.Anh Thông trở lại xin lỗi bà cụ , Phi Đoàn cho nhầm địa chỉ , Bà nói hay là thấy Tôi già già yếu rồi tội nghiệp muốn dấu , Anh Thông phải xin lổi nhiều lần bà mới yên chí, Anh Phước bị tai nạn Tôi quyên mất họ , chỉ biết gọi là Phước cao , còn Anh Phước báo lộn là Anh Phước có trán trợt , hơi hói, thấp người .
Cuối Tháng 02 năm 1973 vào khoảng 28 hoặc 29 Tết Nguyên Đán PHĐ Đ/u PHƯỚC ( zango) TIỀU CHÍNH HỒNG . Anh Phước và Tiều nhớ rõ.
Gần Tết Anh Phước dược cử ra Phú Bài , Tăng cường cho biệt đội , trên đường gần đến Lăng Cô ,Anh Phước có ý định tìm vài con nai hoặc heo rừng , về ăn Tết , Anh vòng theo con sông nhỏ gần Lăng Cô tìm thú , bất ngờ thấy Địch quân treo cờ và tắm dưới sông , Anh Trông thấy ba người , hai dàn ông và một phụ nử , đang bơi dưới sông , Anh vòng lại , hai người gần bờ chạy kịp , chui vào bụi mất dạng , còn một thanh niên trẻ tuổi , đang ở giữa sông , không thể bơi vào kịp , nên lặn xuống , ở trên máy bay nhìn xuống sông thì trông thấy tận đáy, vì vậy cậu ta có lặn thế nào cũng nhìn thấy, vì mệt cậu ta trồi lên để thở , Anh Phước lấy skit dí đầu cậu ta xuống , vài lần mệt quá , Khi Anh Phước ngoắc tay lên bờ , cậu ta lên ngay , khi đáp lại gần để quan sát , bất ngờ Chú Gunner Phạm Văn Hồng nhẩy tụt xuông , lôi đầu cậu ta lên máy bay , vì quá sợ , nước làm tụt mất quần , đưa ra bộ phận sinh dục nhỏ xíu, nó biến mất chỉ còn bằng đầu đũa . Chú Hông lấy mền đem theo công tác, quấn vào người cho cậu ta , PC bay thẳng về Phú Bài . Lập tức xe bít bùng bên Dạ Lê , chạy qua mang quần áo cho cậu ta, đưa lên xe về Dạ Lê.
Sau đó về đến phòng nghỉ Mevo, Lại Công Chính chửi chú Hồng một chập , vì chú Hồng quá hấp tấp nhẩy xuống , trên máy bay không ai kịp phản ứng , lỡ có bề gỉ thì làm sao báo cáo đây. Sau đó Tr/t Nguyễn Văn Nghĩa cũng gọi chú Hông vào la rầy , .. Sau vụ này Phi Hành Đoàn được thưởng 50 ngàn đồng để mừng xuân , Rồi Anh Phước lại tiếp tục tìm thịt về ăn Tết , và Anh bắn được một con heo rừng , đem về xẻ thịt chia cho Anh Em, ai muốn lấy thì lấy, Tôi xin khúc cổ và Nọng , sau đó ra chợ Phú Bài mua cải xanh , hành , tiêu nước mắm . nước tương, gạo . Tết năm đó Tôi dùng ba cái lon Hydrolic làm dụng cụ nấu ăn , một làm dưa chua , một kho thịt đông , và một cái tôi hái lá chè tười mọc chung quanh nhà , nấu nước uống, như vậy Tôi có một cái Tết thật đầy đủ, và đúng theo hương vị Bắc Kỳ của Tôi .
Ngày mồng 4 Tết , phái đoàn Staff của Sư Đoàn II Không Quân , ra ủy lạo nhân dịp chiến công của chú Hồng , Tôi đang lúi húi nấu nước chè tươi trên bếp điện , Chuẩn Tướng Lượng đi qua cửa sổ , bước vào phòng cùng với Tr/Tá Nghĩa , Ong ta nói Trời ơi thằng Mẫn nấu nước lá uống hả Ong ngạc nhiên một cách lạ lùng , Tôi giải thích cây chè tươi mọc chung quanh nhà , nhưng Ong không biết cây chè tươi là lá trà, đem phơi khô mà ông thường uống, Ong cứ nói Cái thằng nấu nước lá . Sau này Tôi hỏi Anh Nghĩa , làm sao Ong ấy biết Tôi, Anh Nghĩa cho biết lúc ông đi qua cửa sổ, Ong có hỏi thằng nào đây, và Anh Nghĩa nói tên Tôi.
Tháng 6 năm 1973 Bộ Tư Lệnh Không Quân Ban Quân báo , thông qua SĐ 2 KQ , qua KĐ 62 Chiến Thuật , xuống Phi Đoàn 219 , ra thông báo, lệnh cấm đáp máy bay trên bờ Hồ Đà lạt , với nội dung như sau ( THỜI GIAN VỪA QUA GHI NHẬN CÓ NHIỀU TRỰC THĂNG , ĐÁP XUỐNG VEN BỜ HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ SÂN VẬN ĐỘNG ĐÀ LẠT , RẤT CÓ THỂ GÂY TỔN HẠI , DO TÌNH HÌNH AN NINH THỰC TẠI . NAY CẤM TRIỆT ĐỂ , VIỆC ĐÁP TRỰC THĂNG BỪA BÃI Ở BẤT CỨ NƠI NÀO,, BẤT CỨ LÝ DO GÌ , TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP , TRỰC THĂNG BUỘC PHẢI ĐẬU TẠI PHI TRƯỜNG DÃ CHIẾN QUÂN SỰ CAM LY ĐÀ LẠT , CĂN CỨ LỆNH CÔNG TÁC PHI TRƯỜNG DÃ CHIẾN , SẼ CẤP PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN CHO PHI HÀNH ĐOÀN. PHI CÔNG HOẶC TRƯỞNG PHI HÀNH ĐOÀN , SẼ HOÀN TOÀN CHỊU TRÁCH NHIỆM , SẼ BỊ NGHIÊM TRỊ THEO QUÂN LỆNH , NẾU VI PHẠM … ) vì lý do có một Th/u Không Quân , tên là HÙNG , sau khi học bay trực thăng ở Hoa Kỳ về , thì phát hiện gia đình hắn ta có dính líu với địch quân , vì vậy bị sa thải , có nguồn tin anh ta đang bất mãn , có thể đánh cắp PC tại Đà Lạt . Lệnh này do chính Chỉ Huy Trưởng PĐ 219, đọc trước buổi họp Phi Đoàn.
Tin tức này do Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, gởi thông điệp ngày 26 tháng 01 năm 1973 , gởi cho Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Công Hoà , với nội dung ( HIỆN CÓ TÌNH TRẠNG CÁC PHI CÔNG THƯỜNG XUYÊN ĐÁP TRỰC THĂNG TẠI BÃI CỎ VEN BỜ HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ SÂN VẬN ĐỘNG ĐÀ LẠT , VỐN LÀ NƠI CÔNG CỘNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT , HIỆN CÓ MỘT SĨ QUAN KHÔNG QUÂN, NGUYÊN LÀ PHI CÔNG , BỊ SA THẢI VÌ LÝ DO AN NINH QUỐC PHÒNG . BỘ TƯ LỆNH CẢNH SÁT QUỐC GIA TRÂN TRỌNG CẢNH BÁO , DỂ BỘ TỔNG THAM MƯU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ KÍNH TƯỜNG , VÀ CÓ BIỆN PHÁP NGĂN CHẬN HẬU QUẢ TỔN THẤT QUÂN SỰ RẤT CÓ THỂ SẢY RA ) Từ Thông điệp cũa Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc gia , Bộ Tổng tham mưu, đã chỉ thị cho phòng nhì , ban hành công điện khẩn mật , đến Bộ Tư Lệnh Không Quân , về đến Phi Đoàn 219 khoảng tháng 6 năm 1973 . Trong tháng này , Tôi được thăng cấp THƯỢNG SĨ đăc cách ngày 01 tháng 06 năm 1973 theo QĐ số 11826/TTM/KQ/NV/TQT/TTHC/TT ngày 30 tháng 6 năm 1973 do Trung Tướng Trần Văn Minh Tư Lệnh Không Quân ký.
Cũng trong tháng 2 năm 1973 hai PHĐ của Anh PHÚC (nhẩy dù) và Anh BƠ biệt phái về Saigon làm việc cho Nha Kỹ Thuật nơi Đ/T Đoàn Văn Nu làm Giám Đốc . hôm đó gần Tết hai Anh Phúc và Bơ , thiếu tiền tiêu trong những ngày gần Tết ở Saigon , nên khi bay lên Trung Tâm Huấn Luyện BK long Thành chờ làm việc , hai Anh mỗi người một chiếc bay lên Lâm Đồng săn nai, sau khi bắn được một con nai, hai Anh thấy chưa đủ, nên Anh Phúc cố bay về Long Khánh khu vực gần Bình Thuận săn voi, các anh đã từng nghe các Kingbee kỳ cựu nói khu vực này có nhiều voi, Anh Phúc săn đuổi ráo riết, cuối cùng bắn được một con voi có ngà rất dài, nhưng không lấy được định nửa tháng sau sẽ quay lại, vì quần nhiều các Anh hết xăng, phải bay về Lâm Đồng đổ xăng , vì trên máy bay có chở Nai, An Ninh QĐ ở đây biết không thể nào bắt được các anh, đã ghi số máy bay, báo cáo thẳng về Bộ Tư Lệnh Không Quân, là các Anh có chở một số người mặc đồ đen vào mật khu. Sau đó lập tức BTL KQ, cho mời hai anh vào trình diện Tướng Tư lệnh Không Quân Trần Văn Minh, khi Tường Minh hỏi Anh Phúc thì Hai anh chối là hôm đó không bay, hỏi mãi hai anh cứ chối, Tướng Minh cười rồi cho hai Anh về.
Khi về Đơn Vị mỗi ngày An Ninh KQ gọi lên điều tra, cứ nhiều ngày như thế, hai Anh đành phải khai thật là đã đi săn nai, bản án kết thúc, Hai Anh bị BTL.KQ giáng xuống một cấp, Anh Phúc Trung úy xuống còn Thiếu Uy, Anh Bơ Thiếu Uy lúc đó đã lên Trung Uy, nhưng giấy chưa kịp về anh đã bị xuống Chuẩn Uy rồi. Các Anh xứng đáng nhận tội vì (ĂN VỤNG KHÔNG BIẾT CHÙI MỒM).
Tháng 8 năm 1973 Tai nạn PHĐ QUỲNH LỰC XUÂN BỔN Tai nạn này Đ/u Đặng Quỳnh và Tr/u Trần Hùng Lực rõ chi tiết.
Hôm đó hai chiếc Gun bay yểm trợ ? … từ Ban Mê Thuật bay về hướng tây của Băng Đông, chiếc thứ nhất Gun 1 là Tr/u Lại Công An và Th/u Lưu Ngọc Hoàng chiếc thứ nhì Gun 2 là Anh Đặng Quỳnh Trần Hùng Lực Mai Thanh Xuân Lê Văn Bổn. Khi bay gần đến đường mòn Hồ Chí Minh , thì bị phòng không 37 mm bắn lên trúng ngay vào đế cũa súng Mini gun , cây súng bị vỡ tung , văng trúng Xuân và Bổn làm bị thương nặng, gẫy tay bay trở về đến BMT Xuân chết. Bổn được đưa về Quân Y Viện Nguyễn Huệ Nha Trang , hai ngày sau Bổn chết , Đ/u Quỳnh bị thương nơi đầu và về Tổng Y viện Cộng Hoà diều trị , còn Lực vô sự.
Tháng 9 năm 1973 Tai nạn PHĐ : MẠNH THÔNG MẪN TRÍ Sáng hôm đó Trưởng phòng HQ, cắt một chiếc bay liên lạc lên Quãng Đức, PHĐ Tr/u Trần Hưng Mạnh , Th/u Đặng chí Thông Th/s Phạm Minh Mẫn và H/s Nguyễn Thiện Trí, Sau khi cất cánh bay khỏi NhaTrang, Tr/u Mạnh rủ lên Đà Lạt kiếm vài con Nai đã , Chúng Tôi quần quanh hướng Bắc Đà Lạt , cuối cùng bắn dược một con Nai nhỏ , Tôi bắn thêm được một con rất to và có NHUNG rất đẹp , Anh Mạnh xuống thấp để lấy nhưng tàu cứ rung kỳ lạ , Tôi đâm lo , hỏi Anh Mạnh thì Anh cho biết Turbulance đánh dữ quá , nhưng Tôi thấy như có gì kỳ lạ PC rung khác thường , mà Tôi không diễn tả được , Tôi nói phải có giây câu , chứ không xuống được đâu, Anh Mạnh cứ thử vài lần, quyết định về Đà Lạt kiếm giây , Anh Mạnh đáp bờ hồ Đà Lạt, lúc đó một Đ/U Alo phắc, hình như tên là Dục chạy đến ,Anh Mạnh hỏi giây , Anh ta đem giây đến , tỏ ý muốn theo đi săn, Anh Mạnh đồng ý, Anh ta mang theo một cây M.16 , Tôi lúc đó thấy đông, xin ở lại đi kiếm mối bán nhung , Anh Mạnh đồng ý ngay , sau khi Anh Mạnh bay rồi Tôi đi vòng tìm các nhà thuốc Bắc , nhưng chẳng tìm thấy cửa hiệu nằm ờ đâu, đành về nhà ngổi chờ ,mãi vẫn không nghe thấy tiếng máy bay, tôi đành phải vô Tiểu Khu Đà Lạt hỏi thăm , vẫn không có tin gì cả , đến chiều , Tôi đánh bạo gọi về Phi Đoàn, Nghe tiếng mừng rỡ của Anh Huỳnh Văn Phố sao chú về được , Phi đoàn đang cho hai chiếc may bay lùng tìm , từ sáng đến giờ vẫn không thấy Tôi nói Khi bay ngang qua Đà Lạt ,Em nói có người nhà bị bệnh Em muốn về thăm, nên Anh Mạnh đã cho Em ở lại , chiều về đón , Anh Phố dặn tôi cứ ở lại Đà Lạt , mai có PC ra đón , vì đã chiều Tối rồi. Thông tìn từ Tôi , Phi Đoàn mới đoán ra chắc rớt gần Đà Lạt , thế là sáng sớm , Phi Đoàn đã chia nhau đi tìm chung quanh khu vực Đà Lạt , Nói về PHĐ sau khi bỏ Tôi ở Đà Lạt ,Anh Mạnh câu được chú nai Nhung , sau đó còn bắn thêm được một con nữa , Trên tàu chở 2 chú nai ,khi câu thêm chú thứ ba , Tàu quá nặng nên máy bay bị mất tua, rới tại chỗ con nai thứ ba , rồi chờ mãi không có ai biết vị trí rơi , nên cuối cùng PHĐ đành phải dọn sạch xác nai , chờ đến sáng hôm sau, Tội nghiệp nhưng con Nai càng to càng nặng , chắc hẳn các Anh phải khó nhọc lắm mới kéo xác nai ra thật xa máy bay dược , để phi tang , Khi Phi đoàn chia nhau đi tìm quanh Đà lạt, đã thấy ngay vị trí PC rơi, khi máy bay lên câu chiếc bị rơi về , khi vòng chờ họ cũng phát hiện thấy xác nai , Tôi được đón về ngay sáng hôm đó . Khi về Phi Đoàn ,bên Không Đoàn do Tr/T Đặng Duy Lạc gọi các Anh lên khiển trách , Phi Đoàn đề nghị phạt mỗi người 4 ngày trong cấm , còn riêng Phạm Minh Mẫn được Anh Phố cho làm giấy khen thưởng , đã không chịu đi săn bắn , còn không tham gia vào cuộc chơi , sứng đáng được một huy chương Ban Thưởng Tưởng Lục Sau vài ngày Anh Phố chưa thông …bắt chú Gunner Trí vào khai thác hoạnh hoẹ , thế là chú Trí sợ quá khai ra Anh Mẫn sau khi bắn nai xong đi tìm mối bán. Thế là Anh Phố tức tốc gọi Mẫn vào chửi một tăng quá xá cỡ Chú còn điếm hơn nhưng thằng điếm . nhưng rồi Anh Phố cũng bỏ qua và cũng lỡ khen thưởng rồi .
Ngày 07 tháng 11 năm 1973 VỤ ÁN MẤT MÁY BAY TRỰC THĂNG UH.1 H SỐ 60139
PHĐ : NGHĨA THU MẪN.
Sáng sớm ngày 06 tháng 11 năm 1973 Anh Thu gặp Mẫn nói Chú về sửa soạn đi bay Quảng Đức ngay nhớ mang theo đồ ngủ đêm Tôi chộp vội bộ đồ nhái cái mền dù và trang bị vệ sinh cá nhân cùng một bộ Domino sau đó tôi theo Anh Thu và Anh Nghĩa ra kiểm tàu số 139 chúng tôi lên Quảng Đức thăm biệt đội đang biệt phái nơi đây , Khi đến nơi Chi Khu trưởng thuộc Tiểu Khu Phú Bổn nơi đây tiếp đón niềm nở , phòng nghỉ biệt đội và chi khu gần nhau nhưng lại xa sân bay, từ sân bay qua một con phố xuống dốc rồi lại vòng lên đồi nơi nghỉ ngơi của Biệt Đội 219 , khí hậu ở đây ban ngày thì rất nóng nực nhưng ban đêm thì lại lạnh vô cùng , vì chung quanh toàn là núi đá , Anh Nghĩa và Anh Thu đi thăm từng nơi ở và làm việc của Biệt Đội hỏi thăm tình hình cuộc sống ăn ở của Anh Em , sau đó Anh muốn ở lại đêm để khích lệ Anh Em , Chiều xuống cái lạnh gía bắt đầu , và rất buồn tẻ , Phố xá không có sự nhôn nhịp họ đều tụ tập tại nhà không muốn ra đường và trời càng lúc càng tối chỉ leo lét những bóng đèn tròn vàng ố không đủ thắp sáng một căn phòng , vì vậy Anh Em biệt đội chỉ ngồi bù khú trong giây lát rồi tất cả đi ngủ, nơi đây không có giường chì có ghế bố xếp nhà binh , và đôi khi một vài Anh Em phải ngủ chung một ghế bố vì không đủ giường bố , rất may vì trời lạnh nên ngủ chung cũng không đến nỗi khó chịu, khoảng 10 giờ đêm khi mọi người đã ngủ thì Chi Khu xuống báo Địch quân hăm đánh vào Chi Khu và sân bay, Thế là toàn bộ Anh Em biệt đội ra ứng chiến tại sân bay, Tất cả mở máy kiểm tra tình trạng PC và tắt máy nghe Tr/T Nghĩa hướng dẫn bản đồ và phương hướng bay khi gặp trường hợp oveun , sau đó ai về tàu nấy , Còn lại ba thầy trò chúng tôi trên tàu và một Pilot tôi quên tên ngồi chơi Domino , cứ chơi như vậy cho đến sáng , ban đầu thì tôi thắng nhưng khi đến gần sáng thì Anh Nghĩa gôm sạch. Sáng sớm chúng Tôi bay trở về Nha Trang , bay một đoạn Anh Nghĩa nói Thu mày bay thử vào trong đám mây kia xem Anh Thu bay vào khoảng 5 phút , Anh Nghĩa bay ra lại và nói mày không chịu khó bay instrument sao mà bay kỳ dậy Rồi tiếp tục Anh Nghĩa lại nói Anh Thu bay vào trong mây, rồi Anh Nghĩa lại bay ra , mây mỏng cứ lất phất lướt qua PC , sau đó Anh Nghĩa lại nói Anh Thu bay vào cụm mây dầy kia thử xem, rồi càng lúc máy bay càng vào trong mây, mây mỗi lúc một sậm lại, lúc này Anh Nghĩa cầm control, và Anh nói luyên thuyên đủ thứ chuyện trên đời , Anh Nghĩa hỏi Tôi Mẩn mày thấy mây thế nào , mâuy màu gì kìa Tôi lưỡng lự nhìn vào mây trước mặt và nói Tôi thấy mây màu hồng Tr/Tá Anh Nghĩa phá lên cười và nói Trơi ơi thằng này Vertical ( ý nói Vertigo) quá rồi, cho mày cầm lái chắc là chết hết Anh Em , rồi anh quay qua Anh Thu cũng hỏi mây màu gì , và Anh cứ nói và tìm cách la rầy rồi chỉ dạy lung tung , rồi Anh cứ bay , 15 phút , rồi 20 phút, rồi 30 và Anh cứ vững tâm mà bay , PC vẫn êm ru , Anh cứ nói chuyện dần lên dến gần tiến đồng hồ trong may , sau đó Anh hỏi Anh Thu thấy ở phía dưới lờ mờ cây mày biết mình bay tới đâu rồi không Anh Trông thấy có đường ở phí dưới và nói ngay Ở dưới là Đơn Dương Anh Nghĩa theo con đường đó vào đến Đà Lạt lúc 9 giờ sáng , khi đáp xuống bở Hồ Xuân Hương bên cạnh nhà hàng Thủy Tạ , Tôi cất các hành trang của tôi vào sau tail cone ngay chỗ oil cooler fan , sau đó Ba thầy trò đi vào Tiểu Khu Tuyên Đức nhờ gởi PC nhưng không gặp Alo đai diện KQ ở đó định vào sân bay nhưng lại không có phương tiện ra …và thời tiết thì đang quá xấu vào đến trung tâm Thị Xã Đà Lạt là giỏi lắm rồi, Chúng Tôi trở ra lại máy bay, sau đó Anh Nghĩa rủ lên nhà hàng Mekong uống cafe và ăn sáng , Tôi xin Anh Nghĩa cho về nhà vì nhà Bác tôi đối diện với cửa sau bên hông nhà hàng Mekong , thấy ngay sát bên cạnh , Anh Nghĩa đồng ý cho tôi về nhà , hẹn khi nào về Anh Nghĩa và Anh Thu sẽ gọi , Tôi ở nhà chơi và chờ các Anh gọi về NhaTrang , nhưng mãi đến 13 giờ 30 không thấy các Anh gọi , tôi chạy qua bên nhà hàng Mekong thì không thấy các Anh đâu , Tôi sơ ý không lên trên lầu, sau đó tôi nhờ Bác tôi chở ra Nhà hàng Thủy Tạ chỗ đậu PC , khi ra đến nơi thì không thấy máy bay đâu cả, chạy qua chỗ sân vân động gần đó cũng không thấy , Tôi nghĩ chắc Anh Nghĩa và Anh Thu quên gọi tôi rồi , hay là không lẽ Trung Tá lại đến nhà thượng sĩ gọi đi bay, các câu hỏi chỉ quanh quẩn vào những điều vô lý đó , và tất cả những thắc mắc hay nghi vấn chỉ là nhưng điều vô lý mà thôi , và tôi lại lo thêm nữa là khi Anh Nghĩa và anh Thu bay về thì đồ đạc của Tôi dấu vào sau chỗ oil cooler Fan lỡ cái mền dù hay bộ đồ nhái nó rơi ra hút vào trong cánh quạt của oil cooler thì khổ , và thắc mắc lo âu cứ thế mà dồn dập , rồi cái túi halmet đã kéo phéc mơ tuya chưa , Thật tình lúc đó tôi rất lo sợ , không sợ Anh Nghĩa la rầy mà sợ lỡ PC có bị gì thì sao, hai Anh có sao không …Tôi quay ngay ra bến xe đò mua vé trở về Nha Trang , trên dọc đường tôi rất là lo lắng và mệt mỏi , rồi gục trên ghế trước ngủ thiếp đi , lát sau giật mình thấy có người nắm tay tôi, tỉnh lại thấy tay mình để lên đùi một cô gái, cô cầm tay tôi nhẹ để qua đùi tôi , Tôi quê quá vội vàng xin lỗi , cô nói thấy tôi có vẻ bồn chồn lo lắng , cô gái cởi mở và thật là có duyên với đôi răng khểnh dễ thương , Tôi quên hết mọi bồn chồn lo lắng , bắt đầu tấn công cô gái , xuốt chặng đường chúng tôi đã quen nhau, khi về đến Nha Trang chúng tôi cùng đi ăn và Nàng Hường tên cô bé đã cho tôi địa chỉ hẹn ngày hôm sau tôi sẽ đến tìm ,
Khi về đến trại Hàm Tử khu gia Binh của Phi Đoàn 219 lúc đó khoảng 19 giờ 30 tối Hồng già chặn tôi lại mày có biết gì không , máy bay của mày đã bị mất cắp rồi , Tôi chỉ cười cho đây là đùa và vậy là Anh Nghĩa về với Anh Thu rồi , Tôi thấy yên chí hơn , sau đó Tôi gặp Trần Mạnh Nghiêm , nó nói mày về Phi Đoàn ngay đi máy bay bị mất rồi , để tao chở mày vô Mọi người đều nói một cách nghiêm trang vậy là có thật . Lúc này tôi không còn hoang mang nữa , chẳng hiểu vì sao , không thấy sợ , không thấy lo nghĩ , cứ dửng dửng như không có chuyện gì cả , vì cái từ mất máy bay hay mất cắp máy bay nó không có trong Tự Điển của HÀN LÂM VIỆN lưu trữ trong đầu tôi , thành ra trong đầu tôi cứ trống rỗng như không có chuyện gì , Có lẽ chỉ số thông minh của Tôi thấp nên không có biết suy nghĩ và không biết phản ứng sử lý như thế nào , nhưng thật tình lúc đó tôi lại thấy mệt lả cả người , Vừa về tới trước cửa phòng trong trại Bắc Bình Vương định lấy chìa khóa mở cửa phòng thì có hai trung sĩ KQ nghồi trên chiếc xe Ford pickup chờ ở đó họ lại chào Tôi và hỏi xin lỗi có phải là Thượng Sĩ Mẫn không Ạ ? Tôi trả lời ngay Vâng Tôi đây Một trong hai người nói Chúng Tôi mời Th/S lên phòng An Ninh có việc cần Tôi vô tư trả lời Tôi mới vừa về các Anh có thể để cho Tôi tắm một cái rồi Tôi lên ngay
Nhân viên An Ninh trả lời Không có gì đâu , Th/S lên một chút xíu rồi về tắm cũng được mà mặc dù mệt mỏi Tôi cũng phải lên xe về Phòng An Ninh. Khi lên đến phòng An Ninh , việc đầu tiên họ làm là phủ đầu tôi trước , đưa tôi vào một căn phòng 12 mét vuông , cửa sổ đóng lại và họ lấy ván ép đóng dằn lên phía ngoài , không có đèn điện , lát sau họ quăng vào một cái chiếu đơn và 4 cây đèn cầy của Em bé đốt đèn trung thu, rồi khoảng 15 phút sau họ đứng ngoài quăng vào tiếp một cái bô nhôm, nghe một cái cảng , và cứ 15 phút họ lại mở cửa rọi đèn pin vào xem tôi có tự tử hay không , và khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ sau thì viên Đai Uy sỉ quan An Ninh tôi quên mất tên, cho gọi tôi lên , lúc này khoảng 10 giờ đêm thấy điệu bộ của Đ/U Anh Ninh Tôi hiểu ngay là họ làm như vậy nãy giờ là để dọa tôi và cũng là để câu giờ chờ Sĩ Quan đến để thẩm vấn tôi . Viên Đ/U nói Tôi biết Th/s chỉ là tép riu thôi như vậy không có gì phải sợ, Th/S cứ trình bày máy bay rời Nha Trang lúc mấy giờ và đến Quảng Đức làm gì sau đó sáng mấy giờ cất cánh và đáp xuống Đà Lạt lúc mấy giờ và gặp ai trông thấy ai , rồi đi về hướng nào ,và cứ thế cho đến lúc thượng sĩ phát hiện ra mất máy bay rồi ông ta đưa cho tôi một sấp giấy Bơ luya và một cây bút bi, Tôi cứ hí hoáy viết và kể toàn bộ những gì Tôi biết được , qua dàn bài và cách thức sắp xếp văn bản của viên Đ/U A.N , Sau khi xong viên Sĩ quan điều tra đọc lại rất cẩn thận , rồi đọc lại cho tôi nghe sau đó nói là sai chưa đúng , bắt tôi khai lại và tờ kia ông cất đi , cứ như thế nhiều lần… Sau cùng Điều Tra viên nói Bây giờ Th/S suy nghĩ kỹ máy bay đáp tại Đà lạt quay đầu về hướng nào và từ máy bay ra đường là bao xa , có nhìn vào nhà hàng thủy tạ không và nếu nhìn thì thấy gì, sau đó Th/S bước ra đường nhìn thấy ai đi về hướng nào, và Họ mặc áo gì , Th/S có thấy người mặc áo Pardessus màu xám đầu đội nón nỉ đen không , và người này quen với Tr/T Nghĩa như thế nào. Bước chân Th/s dài bao nhiêu 9 tấc hay 1 thước , cho là 1 thước đi vậy từ đường cái Th/s đi dược 15 hay 20 bước có nghĩa la cứ đi được 20 thước th/s nhìn về đâu và đang suy nghĩ gì lúc đó mấy giờ thấy ai , cứ tuần tự như thế mà kể cho đến cầu ở đầu bờ hồ
Và theo lời ông ta tôi lại viết, càng viết lại càng viết lại cứ như vậy cho đến ba giờ sáng , tay tôi không còn viết được nữa chữ CH thì viết chữ H chông lên chữ C . nó cứ cứng cái tay lại lúc đó Đ/U điều tra viên mới cho tôi nghỉ , và đưa về phòng giam, Trong lúc đó Anh Nghĩa và Anh Thu khi đến nhà bác Tôi gọi đi về thì Bác Tôi mới nói Nó ra chỗ đậu máy bay không thấy máy bay đâu cả , nó sợ các Ong bỏ nó nên nó đi xe đò về Nha Trang rồi Lúc đó Hai Anh hết hồn và rất lo âu sau đó nhờ Bác Tôi chở vô Phi Trường Cam Ly bằng xe LaDalat vẫn không thấy sau bác Tôi đưa hai Anh về Tiểu Khu Tuyên Đức Đà Lạt hỏi thăm tế nhị vẫn không ra và Hai Anh Quyết định Trình Diện Tiểu khu báo cáo sự việc và nơi đây Phòng An Ninh Tiểu Khu đưa Hai Anh về Phòng An Ninh Không Quân Nha Trang ngày 08 tháng 11 năm 1973 , Nơi đây không giam giữ hai Anh , và hai Anh Nghĩa & Thu ở nhà , nhân viên điều tra đến tại nhà làm việc . Tôi bị giam như vậy lúc đâu tưởng về ngay nên tôi nhờ bạn đưa vào cái dù thả trái sáng để làm mùng , nhưng rồi vừa nóng lại vừa ngộp Tôi cứ lấy thuốc lá đục thủng từ từ , lúc đầu lỗ nhỏ và ít, sau lỗ lớn lại to , cuối cùng thì có nó cũng như không vì chỗ nào cũng có muỗi , còn ăn uống thì mỗi bữa nhờ nhân viên An ninh mua hộ một ổ bánh mì và một bịch nước mía , còn bạn thì chẳng thấy ma nào bén mảng đến nữa , họ sợ liên lụy chăng , hay là phòng An Ninh không cho vô thăm ,An bánh mì mãi cũng không thể nuốt nổi , mà Phòng An Ninh không có quy chế ăn uống, Tôi phải tự túc nhờ mua ở ngoài, tưởng hết chịu nổi thì sau một tuần lễ , Họ lại mời Thiếu Tá Thu vào ở chung với tôi , lúc đó họ mới cho hai cái giường sắt vào phòng , rôi họ đóng cửa lại , lát sau viên Đ/U diều tra Tôi vào xin lỗi Thiếu Tá thông cảm , tôi phải đóng cửa lại Anh Thu tức giận nói Thiếu tá cái gì, tao là thằng tù Đ/U An ninh trả lời Lệnh trên chứ tôi đâu dám Anh Thu nhẩy chồm tới Tao là thằng Tù mày có ra ngoài không ?
Thế là viên Đ/U nhẩy ra ngoài và từ hôm đó ngày đêm không đóng cửa, Rồi Chị Thu mỗi bữa mang vào hai phần cơm cho Anh Thu và cho cả Tôi nữa , Chị Thu còn làm một lon gigo đậu phộng da cá cho Anh Thu nhưng Anh Thu không thích ăn , nên giao cho tôi xử lý nó , hai thầy trò được đi lại hay ra ngoài sân hóng mát thoải mái. Tất cả những lời khai của Anh Nghĩa , Anh Thu và Tôi được đối chiếu xong suôi Phòng An Ninh chuyển gấp hồ sơ của chúng tôi về Tư Lênh Không Quân Trung Tướng Trần Văn Minh xét duyệt sau đó chuyển lên Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu , khi xem xong Tổng Thống bác lời khai của chúng tôi , thế là thầy trò chúng tôi phải khai lại và cứ thế khai đi rồi khai lại đến lần thứ ba Tướng Tư Lệnh Không Quân Tuyên bố nói Ong đã duyệt theo hệ thống Quân giai nếu Tổng Thông còn bác nữa là đã không tín nhiệm ông Thì Ong sẽ từ chức , Đồng thời lúc đó Tổng giám Mục Nguyễn Văn Bình can thiệp yêu cầu Tổng Thống xét lại cho lúc đó Ong Nguyễn Văn Thiệu mới chịu duyệt . Và đến hết tuần thứ hai họ lại đưa Anh Nghĩa lên phòng An Ninh làm thủ tục xong họ giải cả Ba thầy trò chúng Tôi ra Đại Đội 24 thuộc Quân cảnh Tư Pháp Nha Trang .
Quân cảnh Tư Pháp Nha Trang là một giẫy nhà kiến trúc theo kiểu Pháp cất dã chiến, những phòng làm việc thì bừa bộn , thiếu tiện nghi, hồ sơ để lung tung , nhưng cách làm việc có vẻ chuyên môn hơn trong phòng An ninh Không Quân Nha Trang , Khi chúng Tôi đến nơi Một Đại Uy Chấp Pháp lấy cung chúng Tôi từng người một , và không như trong A.N KQ họ hỏi theo thứ tự lớp lang và họ ghi chép chứ không để cho chúng Tôi tự ghi chép , và họ viết lại theo giọng điệu của chúng Tôi , Anh Nghỉa vô làm việc trước sau đến Anh Thu và cuối cùng mới đến Tôi , khi họ làm việc cùng Anh Nghĩa xong họ mời Tôi vô đối chứng câu nói của Anh Nghĩa , trước mặt Anh Nghĩa Ong Ta hỏi Tôi Thượng Sĩ có thể cho chúng Tôi biết , Th/S Nghĩ như thế nào Khi Trung Tá Nghĩa nói với chúng Tôi là ( Tôi ra Lệnh cho thuộc cấp đi chơi ) Tôi im lặng một vài giây xong trả lời Đ/U cũng là một quân nhân , vậy chắc hẳn là Đ/U biết cấp trên ra lệnh thì thuộc cấp phải thi hành, Theo Tôi khi cấp trên đã ra lệnh đúng sai tôi vẩn phải thi hành , còn sau khi thi hành xong thì vấn đề sai mà hợp lý với Tôi thì chẳng bao giờ khiếu nại làm gì , Chấp pháp viên có vẻ không hài Lòng vì câu nói của Tôi gắt lên Thượng sĩ ra ngoài đi sau đó mời Thiếu Tá Thu vào tiếp tục làm việc , Anh Ta lấy cung rất là lâu nên Tôi có hơi bồn chồn, và có vẻ buồn buồn ưu tư , Anh Nghĩa thấy vậy nói này cái thằng chết nhát ,có ai khai cho chú đâu mà vẻ mặt lo lắng và lo sợ vậy hả . xem Anh đây này , sự nghiệp , địa vị , danh vọng , vợ con … mất hết mà Anh có lo lắng điều gì đâu, mọi việc đã sảy ra rồi , thì việc gì đến cũng sẽ đến, có lo lắng cách nào thì nó cũng phải đến vậy thôi , rồi việc lấy cung của tôi cũng kéo dài đến chiều , xong họ sắp xếp chỗ nghỉ ngơi cho chúng Tôi , vì ở nơi đây chỉ có phòng tạm giam , mà phòng tạm giam thì toàn là lính TRỜI ƠI không thôi , nào là sì ke , ăn cắp , hiếp dâm , đào ngũ , đánh lộn vân …vân… mà phòng tạm giam thì chỉ là cái cũi làm bằng vỉ sắt Phi trường chung quanh trống trơn mái cũng bằng vỉ sắt , nếu mưa thì cứ chịu trận vậy thôi .và vì không có chỗ giam chúng Tôi nên buộc lòng họ nhường ba giường sắt của họ cho ba thầy trò chúng tôi nằm , còn họ nằm dưới đất , sau năm ngày đúc kết hồ sơ thụ Lý của chúng Tôi , họ đưa Anh Nghĩa vô Quân Lao còn Anh Thu và Tôi được cho về , Lúc này mới nhớ ra cô Bé Hường mà Tôi mới chỉ nắm tay trước đó 20 ngày , Tôi lục tìm địa chỉ mà Em đã cho Tôi , Nó đã thất lạc mất rồi , Tôi tiếc ngẩn người , đã đánh mất một nàng thật dễ mến và đáng yêu .
Vài ngày sau Tôi vào Quân Lao Nha Trang thăm Anh Nghĩa , Anh trông thất Tôi nói ngay Thằng chết nhát … mày vô đây làm gì , họ bắt nhốt mày vô đây bây giờ , Anh tư thế thật ung dung tôi đưa cho Anh Quyển PAPILON ( Người Tù Khổ Sai ) , Anh phì cười khi thấy tựa đề cuốn truyện… và Anh kể cho Tôi biết ngày Anh vô đây gặp một tên Đại Bàng trong Tù khi hắn biết Anh là Phi Đoàn Trưởng 219 ,hắn kính phục Anh ngay , vì hắn cũng là một quân nhân, và hắn ta đã nghe về nhưng huyền thoại 219 đồng thời ngoài đời Anh Ta là một tay Anh Chị khét tiếng ở Nha Trang và Anh Ta cũng có một đôi lần đụng độ với những kẻ lì lợm của 219 khi PĐ 219 chưa về Nha Trang vào những năm 1968 1969 , Và hình như Anh ta là kẻ chém lầm vào tay Anh Châu Lương Cang tại Bar số 1, Khi gặp Anh Nghĩa Hắn ta nể phục ngay , và ra lệnh cho đàn Em phục vụ Anh Nghĩa trong mọi tình huống , và nhu cầu Anh muốn , Anh ta tuyên bố với đàn Em Đây là một Đại ca giang hồ Trí thức của Anh ta . Sau này một tháng hay vài tuần Anh đều được về phép do Anh Đặng Duy Lạc và Chuẩn Tướng Lượng bảo lãnh.
Khi vào thăm Anh Nghĩa , Lính bào vệ Quân Lao đòi tôi phải trình căn cước Quân Nhân, lúc đó Tôi mới biết là từ ngày nhập Ngũ lên đến Thượng Sĩ mà không hề nghĩ đến làm căn cước quân nhân . Từ lúc đó tôi mới về Phòng Nhân Viên Không Đoàn Yểm cứ` Nha Trang lúc đó là Trung Tá Lê Trọng Hiệp Quyền Không đoàn trưởng KĐ.YC. NTG xin làm căn cước , PNV đòi hỏi Tôi phải có căn cước dân sự mới được làm , vì là Hạ Sĩ Quan cần phải có song song hai căn cước Quân nhân & dân sự . Khi Tôi trình căn cước dân sự thì họ nói CC này không hợp lệ vì đả đổi mẫu mới từ nhiều năm nay rồi, thế là Tôi lại phải ra Cuộc Cảnh Sát ở Đường Nguyễn Hoàng Nha Trang , Nơi đây Họ cho biết hiến pháp bắt buộc mọi công dân của nước Việt Nam Công Hoà phải có lược giải cá nhân khi chưa nhập ngũ , và phải có căn Cước để chính Quyền theo dõi mọi lý lịch Công Dân , và cũng thuận tiện điều tra tội phạm , và đã quy định toàn dân phải thay đổi căn cước mẫu mới , ai không tuân theo quy định của luật pháp sẽ bị truy tố . Chính vì vậy họ giải tôi ra quân cảnh tư pháp, Một lần nữa Tôi lại có duyên với Quân Cảnh Tư Pháp Nha Trang , lần này thì khác hơn lần trước , Tôi không được ưu đãi mà họ đưa Tôi thẳng vào cũi vỉ sắt , không có nước , làm vệ sinh tại chỗ , ăn uống thì theo tiêu chuẩn cao nhất nước , ngày hai lần một sô cơm không và một sô nhỏ nước mắm , nói là nước mắm cho lịch sự , chứ thật ra nước trà pha với muối , chén bát tự túc, Tôi không thể nào ăn theo kiểu này được, nhưng những quân nhân phạm tội ở đây họ ăn rất ngon lành, hàng ngày có Quý và Nghiêm mang thức ăn đến cho tôi, đúng ra họ chỉ làm việc với Tôi qua loa là cho về ngay , nhưng hình như họ muốn giữ Tôi lại để làm áp lực vòi tiền Anh Thu , Có lẽ Anh Thu vào báo cho Anh Nghĩa và Anh Nghĩa dứt khoát không để cho Anh Thu bị chúng nó làm áp lực , vì vậy sau một tuần không làm gì được chúng phải thả Tôi ra . Qua vài ngày tại Quân cảnh Tư Pháp , vì Tôi chẳng có tội nên ban ngày họ đưa tôi lên văn phòng làm việc nhờ Tôi đọc những bản án cho họ đánh máy , qua đó tôi biết được rất nhiều Quân nhân nhất là địa Phương Quân hay phạm tội hiếp dâm . Sau khi trả Tôi về đơn vị , vài tuần sau tôi nhận sự vụ lệnh về thặng số trại SỐNG MỚI ở Tân Sơn Nhất với lý do Thặng số chờ Tòa , và ngày đi có ngày về thì không.
Về đây họ không giam như nhưng quân nhân khác, họ cho tôi làm nhiệm vụ đi liên lạc với các đơn vị Cảnh Sát các Quận trong Saigon tìm hiểu các Quân nhân Không Quân phạm tội, đến tháng tư năm 1974 họ trả tôi về đơn vị , và cho đến tháng 5 năm 1974 Anh Thu và Tôi được Tòa An Quân sự mời ra làm việc , và mọi sự lại khai như ban đầu , sau đó ngày 12 tháng 07 năm 1974 Anh Thu và Tôi được trát tòa gọi ra Trình diện , khi vào phiên tòa chánh An chủ tọa của Tòa An Quân sự là Đại Tá TỪ DƯƠNG , Ong cho hỏi Anh Thu trước là có bà con họ hàng với Anh Nghĩa không và chỉ hỏi như vậy , tiếp đến Tôi ông cũng chỉ hỏi như thế mà thôi , sau đó họ mời Anh Thu và Tôi ra ngoài không cho dự phiên tòa kết tội Anh Nghĩa , Chúng Tôi hiểu đây là sự tế nhị của Tòa An không muốn cho thuộc cấp thấy cấp chỉ huy của mình bị kết tội , sau gần một giờ đồng hồ luận án , Tòa cho mời tất cả nhân chứng và Can phạm ra trước sân cờ ngay trước cổng để tuyên án . Trước tiên Tòa An cho làm lễ chào cờ dàn nhạc Quân đội Trống kèn đã xếp hàng dài trước sân cờ họ mặc lễ phục màu trắng và những đai tay bụng chân bằng da màu trắng , nhạc quốc thiều trổi lên châm dứt là giấy phút hồi hộp và căng thẳng đã đến….Đại tá Từ Dương đọc bản án Xét vì ….. Tr/T Nguyễn Văn Nghĩa đã can tội trái lệnh mà Quân luật đã ra …. Xét vì ….. Tr/T Nguyễn Văn Nghĩa đã làm Tổn thất về Quân sự …Nay với Bản An Trung Tá Nguyễn Văn Nghĩa can Tội VI PHẠM HUẤN LỆNH QUÂN SỰ theo bản án số…. Của TTM/QĐ.VNCH/ T.A QS. NTG. Ngày…… Toa Tuyên án ….. Tới đó Đ/T Từ Dương ngừng lại và Một hồi Trống quân hành …. CÀ …THÙNG …CÀ…THÙNG …CÀ …THÙNG… nghe tiếng trống làm tức ngực người nghe và thật tình Tim tôi muốn nhẩy ra ngoài, tiếp đến giàn kèn Quân nhạc trổi lên tiếng kèn kêu như thúc quân rầm rộ , càng nghe càng hồi hộp , rồi cả hai kèn và trống đồng hoà nhạc kéo dài 15 phút . Đ/T Từ Dương tiếp tục tuyên án Tr/T Nguyễn văn Nghĩa bị kến án tám tháng tù ờ bắt đầu kể từ ngày Tr/T bị bắt giam và dàn nhạc lại tiếp tục trổi lên , lần này sao tôi nghe hay và có vẻ vui mừng hơn , mọi người lại chúc mừng Anh Nghĩa vìa Anh đã ở trong quân Lao 9 tháng rồi qúa thời gian tòa kết án . và từ đó anh về nhà luôn.
Sau này tôi được biết người đánh cắp máy bay là Th/u Hồ Duy Hùng một Phi công đã được đào tạo tại Texas Hoa Kỳ cùng khóa với Trần Văn Sua của PĐ 219 sau khi Anh ta về VN thì Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia điều tra ra gia đình Anh ta theo địch Quân và Bộ Tổng tham mưu QĐ.VN.CH do Đại Tướng Cao Văn Viên Tổng tham mưu trưởng QĐ .VN.CH chỉ thị BTL.KQ sa thải Anh ta ngày 31 tháng 12 năm 1971. Anh ta lấy máy bay và bay về Dầu Tiếng cách Cà Tum khoảng 5 hoặc 6 cây số khi bay tới mật khu Anh ta bị bắn rấn nhiều và rất may nhờ có Arrmor tấm giáp chắn đạn đã cứu nguy cho Anh ta .
Năm 1974 trong năm này không ai cắt Tôi đi bay nữa chỉ trực tại Phi Đoàn vì vậy không nhớ những Tai nạn say ra năm 1974 , còn Tại Phi Đoàn lúc đó Anh Huỳnh Văn Phố lên Quyền Phi Đoàn trưởng sau hoán chuyển với Phi Đoàn trưởng Phi Đoàn 253 ngoài Đà Nẵng là Anh Th/T Phạm Đăng Luân , Anh Luân trở về PĐ219 giữ chức vụ Phi Đoàn Tưởng Anh Th/T Huỳnh Xuân Thu Phi Đoàn Phó Anh Trần Ngọc Thạnh Sỉ Quan Huấn Luyện và Anh Phạm ngọc Sâm Trưởng Phòng Hành Quân , buổi đầu Anh Sâm cắt bay không để ý đến sự trùng hợp Tên Tuổi nên có vài việc buồn cười như Anh cắt bay một Phi Hành Đoàn đi biệt phái Ban mê Thuật Anh ghi Trên bảng PHĐ BƠ ĐƯỜNG XẢ CẢI ( Phan Công Bơ TPC Lý Bổn Đường HTP Mevo Hồ Văn Xả Gunner Lê Văn Cải ) thế là mọi người một mẻ cười vì nguyên PHĐ toàn đồ ăn không sợ đói . Sau Anh lại cắt bay một PHĐ cũng bay BMT sáng ra các Anh thấy PHĐ này đều rụng rời tay chân , và không Anh nào chịu bay cả KIỆT LỰC QUAN TÀI ( Võ Tuấn Kiệt TPC Nguyễn Hùng Lực HTP Mevo Nguyễn Văn Quan Gunner Nguyễn Văn Tài ) Anh Sâm phải cắt lại PHĐ khác các Anh mới dám bay.
Cuộc chiến đấu với Đặc Công tại Phi Trường L.19 One five five ( Chờ các Anh có mặt trong mặt trận này Bổ Sung )
Phi Trường one five five là một phi trường L.19 và sở dĩ gọi là Phi trường One five five là vì nó nằm về hướng 155 và chỉ có một số kỹ thuật biệt phái nơi đây còn lại bảo vệ phi trường , Hình như là Địa phương Quân chứ không phải là Lính Bảo An . Phi trường nằn song song với đường quốc Lộ đi Pleiku. Ngay cổng vào Phi Trường mở ra nhìn về hướng rạp chiếu Bóng gần bùng binh và Nhà Thờ , Vào Cổng bên phải là Đoàn truyền Tin và Khu gia Binh của Bảo Vệ Phi Trường Đối diện cổng vào băng ngang Phi Đạo là Bãi đậu trực thăng chiếm gần nửa đoạn dài Phi đạo , bên cạnh Bãi đậu trực Thăng là Câu Lạc Bộ và những dẫy phòng nghỉ của Kỹ thuật và Biệt Đội trực Thăng những dẫy này nằm thẳng góc với Phi Đạo , chung quanh Phòng nghỉ là những hàng rào bao bọc băng lưới chống B.40 cổng ra nằm cuối Phi đạo chính vì vậy nơi đây thiết kế không có lối thoát, NV.PH muốn ra chỗ đậu TT phải đi hết một đường Phi đạo , hệ thống phòng thủ ở đây rất lỏng lẻo và không chuyên môn , thiếu kinh nghiệm tác chiến.
Đầu tháng ba năm 1975 Biệt Đội 219 gồm 7 Phi Hành Đoàn 3 Gun + 3 Slick và một C&C Nhân viên Phi Hành Tôi Không nhớ thứ tự và quên cũng nhiều gồm : Anh Huỳnh Xuân Thu Biệt Đội trưởng Anh Lâm Hồng Son , Trần Văn Sua , Lại Công An, Võ Văn Còn , Quách Ngọc Thao , Nguyễn Ngọc B , Nguyễn Văn Be , Nguyễn văn Tiều , Phan Công Bơ , Đặng Quân ,Dương Đức Hạnh , Vũ Kim Long ( Long nhí ), Trần ngọc Sơn . Mevo có Thảo , Vẹn , Ngọc , Phúc quên 3 mevo và Gunner Thân Ngọc Hải Quên mất 6 Gunner.
Bảy PHĐ này biệt phái lên Ban Mê Thuật trực tai sân bay 155 để PC và nghỉ ngơi tại đây và làm việc cho Đại Tá Quang Tư Lệnh Sư Đoàn 23 và Đại Tá An Trung đoàn 53 Đến ngày 10 tháng 03 năm 1975 là ngày hết nhiệm kỳ công tác , ngày hôm đó Phi Đoàn 215 phải lên thay thế , Nhưng Ong Phạm Bính Không Đoàn Phó Không Đoàn 62 Chiến Thuật vì thấy chiến cuộc đang sôi động và Ong ta cũng xuất thân từ Phi Đoàn 215 , Ong Ta đã quyết định bắt Phi Đoàn 219 phải ở lại chiến đấu thay thế cho PĐ215.
Sáng Hôm đó ngày 10 tháng 3 năm 1975 Một chiếc Slick chở Đ/T Quang đi thị sát vòng đai bảo vệ Thị Xã gồm những đường Giao Thông hào chống tăng của Công Binh làm , sau đó Họp các Trung Đoàn Trưởng tại Quận Đức Lập về những phương An phòng thủ, sau đó PC về đáp Gia Nghĩa (Quảng Đức), đến 15 giờ thì Sư Đoàn điều một C&C và hai Gun cất cánh về Quận Đức Lập để xạ Kích và yểm trợ Quân bạn , Lúc đó Quận Đức Lập và căn cứ Núi Lửa gần đó đang bị pháo kích dữ dội , và Địch quân đang tràn lên tấn công Hai chiếc Gun là Còn , Tiều bay Gun 1 và Gun 2 không nhớ chiếc C&C thì chỉ nhớ Mevo Nguyễn Phương Thào và Gunner Thân Ngọc Hải. Lúc C&C bay trên cao quan sát thì Phòng không 37 mm bắn phía hông phải khoảng 30 trái nở Hoa trắng như Pháo bông giăng hoa đầy trời chung quang chiếc C&C Trưởng Phi cơ hạ độ cao về phía bên trái , lập tức một đợt Pháo Bông 37 mm nữa nổ đuổi theo phía đuôi tàu, Sau cùng về đáp tại Quảng Đức an toàn. Đến 17 giờ Đức Lập bị Over run Địch Quân đã tràn ngập nơi này. Và tất cả PHĐ bay trở về BMT ngủ đêm .
Khoảng 2 giờ sáng rạng ngày 11 tháng 03 năm 1975 thì Địch Quân bắt đầu pháo kích Phi trường 155 tất cả chạy ra hầm trú ẩn , Một hố cá nhân có Mevo Thảo và Dương Đức Hạnh , còn tất cả chui vào hầm trú ẩn một giờ sau Thì phòng thủ Phi Trường báo là Đặc Công của địch đã xâm nhập vào bên trong , lập tức Các Anh Em Phi Hành ra khỏi hầm trú ẩn nhận súng M.16 , lúc đó Gunner T.Hải đang mặc đồ lót vội chạy vào phòng ngủ lấy quần áo và cây súng M.16 chạy ra thì bị một trái Beta nổ ngay bên cạnh khoảng 2 mét , không bị thương T.Hải chạy về Hầm trở lại và nhìn về hướng Câu lạc Bộ nới Đặc công từng tốp 3 đến 4 tên cởi trần mặc quần đùi chạy vào phía đó , bắt đầu sảy ra một cuộc chiến Không Quân 219 đánh bộ kéo dài đến gần sáng thì Phe ta bị một trái B.40 bắn trúng miệng hầm , phía sau là H.Son, Quân và Quách Ngọc Thao cả ba bị thương nặng do sức nổ làm cho đá và Bê tông bắn tung toé T.Hải nằm sát đất cách 4 mét nên chỉ bị một mảnh đá nhỏ vào đầu, làm máu chảy rất nhiều . Gần sáng thì Anh Em PH rút ra sát hàng rào ranh giới giữa Phi Đạo và Phòng Nghỉ nhẩy xuống giao thông hào cố thủ , Lúc 4 giờ sáng thì Long Nhí và Mevo Thảo cắt rào chạy ra PC bay về An Toàn có lẽ Trong lúc này Anh Thu và Hạnh , Vẹn cùng nhiều người nữa cũng bay về thì Phải. Long Nhí và Thảo chở thêm 5,7 người lính bộ binh về đáp tại Thành (Nha Trang) cho họ xuống .Sau đó Anh Sua cũng bay về Anh vừa cất cánh thì một chiếc Chinook bị bắn cháy gần cổng PT . đến 5 giờ sáng thì hai chiếc Tiều , Bơ và Sơn Mập bay về an Toàn . Lúc đó Đặng Quân đang bị thương nặng rủ T.Hải bay về nhưng Hải không dám và Anh Đặng Quân đã cất cánh an toàn nhưng vì bị thương nặng nên mất phương hướng Anh đã rớt gần cầu 14.và vĩnh viễn rời xa Đồng Đội Sáng ngày 11/03/1975. Từ đó trời gần sáng nên địch quân thấy rõ và từng chiếc Pc bị địch quân bắn B.40 nổ tung không còn một chiếc nào , vì thế NV.PH 219 đành phải nằm chờ sáng tìm phương cách thoát thân. Đến sáng A.37 bay lên đánh chung quang phi trường tới trưa , Phòng không của địch quân bắn như mưa nhưng không trúng chiếc nào . Lúc Đó Đặc công nằm im có lẽ đã bắn hết đạn và chỉ có ít người nên không dám tấn công , họ chờ chủ lực của họ đến . Đến chiều thì tất cả cắt rào kẽm chui ra phi đạo lúc đó Quách Ngọc Thao bị thương rất nặng , phải khiêng anh băng qua Phi Đạo chạy qua dẫy Truyền Tin và nhờ họ bắt liên lạc về Không Đoàn nhưng Ông Bính từ chối cho tàu lên rước , và vì thế Anh Quách Ngọc Thao ra đi mãi mãi trước khi Anh ra đi có nhơ Anh H.Son mang tất cả giấy tờ tùy thân và kỷ vật của Anh về cho gia Đình , tất cả còn lại quyết định phá rào để ra ngoài vì xe Tăng địch quân bắt đầu tràn vào phi trường Lúc này không hiểu sao Nguyễn Văn Be lại bị bắt và Anh đã vĩnh viễn không thấy quay về, riêng Anh H.Son và T.Hải người băng đầu người băng vai nhặt quần áo dân đi bộ ra cổng chính , sau đó trà trộn vào với dân đi về hướng Phước An , lúc đó PHĐ đánh bộ còn lại 7 người gồm H.Son, An , T.Hải , mevo Phúc , Mevo Ngoc và hai người nữa quên tên , Tất cả quên máy bay đi chân đất ăn chay bằng khoai mì nướng và ngủ màn trời chiếu đất , tất cả tiếp tục đi đến ngày thứ hai có gặp một đội Trực Thăng , Anh Lại công An bắn Pen gun nhưng Đoàn trực thăng không thấy và họ bay về hướng BMT .
Đến chiều ngày thứ Ba ngày 13/03/1975 đi bộ đến đồi 62 thì đường bị đắp mô , đoàn dừng lại chờ Bộ Binh mở đường lúc đó là 16 giờ , Các PHĐ đánh bộ mua được thịt Heo của dân , trước khi họ di tản họ mổ heo bán ,và nhặt nồi niêu kho thịt nấu cơm cho bữa chiều . Anh H.Son rủ T.Hải leo lên đồi Trại đóng quân Bộ Binh xin băng bó lại vết thương , vì vết thương Anh H.Son nơi vai có nặng . Gặp lính gác của tiểu Đoàn Bộ Binh và Xin gặp Tiểu Đoàn Trưởng để xin liên lạc về Nha Trang , và thật may mắn Thiếu Tá tiểu đoàn trưởng lại là bạn thân của Anh Phạm Đăng Luân nên Ong ta gọi Bác Sĩ băng bó lại cho Anh H.Son , Lúc đó T.Hải ở ngoài phòng truyền Tin và nghe Anh Luân hỏi Tiểu Đoàn Trưởng Chỗ mày có an toàn không , Tao vừa bị SA.7 làm hết một chiếc tại BMT Rồi Anh Luân cho máy bay lên ngay . T.Hải vui mừng chạy xuống báo nhỏ với Anh Em KQ đánh bộ cho hết thức ăn đi và có Xếp đến rước , Tất cả KQ đánh bộ vội vã lên đồi , và đúng lúc Tàu vừa đáp , tất cả về Nha Trang đêm đó . Chấm dức cuộc chiến của những chàng Phi Hành đánh bộ ăn chay nằm đất. Và cũng đúng ngày đó Anh Hùng đế cũng vĩnh viễn ra đi cùng với ba đồng đội.
Ngày 13 tháng 03 năm 1975 Tai nạn cuối cùng của Phi Đoàn 219 PHĐ : HÙNG HẠNH NGHIÊM ÂN ( Đ/U Lê Thế Hùng ( Đế) Th/U Dương Đức Hạnh Th/S Trần Mạnh Nghiêm HS Nguyễn Văn An )Thi hành Phi Vụ Hành Quân số B.093 Xạ Kích và yểm trợ cho Trung Đoàn 53 của Đại tá ÂN tại chiến trường Phụng Dực Ban Mê Thuật , Lúc đó Anh Hùng đế bay Gun 1 Anh Còn & Tiên bay Gun 2 còn hai Sick là Nhu bay Slick 1 & Long bay Slick 2 còn một chiếc Air cover ở phía bên trên là Anh Phạm Đăng Luân PĐT 219 , Vào lúc 17 giờ 10 Anh Hùng bay vào Toạ độ AQ.895.015 gần trại Biệt Kích B.50 thì bị hoả lực Phòng Không SA.7 của địch quân bắn trực xạ máy bay gẫy làm đôi , bốc cháy và nổ tung tiêu hủy 100% Phi Hành Đoàn đều tử trận không lấy được xác. Anh Luân ra lệnh toàn thể Phi Cơ phải bay về vì cố gắng cũng không thể nào vào được , và Các Anh Đã Hy Sinh rồi .
Đến cuối tháng 3 năm 1975 một số Phi Cơ Từ Phù Cát và Pleiku di tản chiến thuật về Nha Trang sau đó vì sự di tản của máy bay Fixwing Hoa Kỳ làm rối loạn các Anh Phù Cát và Pleiku nên các Anh bay về saigon , Sau khi các Anh rời Nha Trang thì các lực lượng kỹ thuật và một số Quân Nhân không phi Hành hoang mang đã theo máy bay C.119 và C.123 về saigon, lúc đó tình hình các Anh Em Phi Hành của 215 cũng như 219 bị lay chuyển và các anh đã bay về TSN .
Khi về đến TSN Phi Đoàn được cấp phát quân trang mỗi người một bộ , và cho tạm thời đặt văn Phòng 219 tại một căn phòng nhỏ 24 mét vuông bên cạnh Câu Lạc Bộ Mây Bốn Phương Trời .
ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC NHỮNG HUYỀN THOẠI CỦA PHI ĐOÀN 219 LONG MÃ MÀ QUÂN ĐỘI ĐỒNG MINH GỌI HỌ LÀ KINGBEE
No comments:
Post a Comment